Điểm mặt gọi tên hormone thai kỳ làm mẹ "mang tiếng

shape

01 Jan

Cha Mẹ TốtJan 01, 2020

Điểm mặt gọi tên hormone thai kỳ làm mẹ "mang tiếng

Buồn nôn, chóng mặt, mệt mỏi, tâm lý thất thường, chính là những hệ quả rõ rệt nhất do hormone thai kỳ mang lại. Bạn không thể nhìn thấy, nhưng dưới tác động của những hormone này, cơ thể mẹ bầu sẽ trở nên khác biệt hơn trong suốt 9 tháng mang thai, và thậm chí sau khi sinh con. Tuy nhiên, không chỉ có mặt xấu đâu bầu nhé! Hormone thai kỳ cũng mang lại nhiều lợi ích, là điều cần thiết để duy trì một thai kỳ khỏe mạnh.

Điểm mặt gọi tên hormone thai kỳ làm mẹ "mang tiếng"

Hormone thai kỳ là thủ phạm làm mẹ “mang tiếng” khó chiều

1/ Hormone hCG (Human chorionic gonadotropin)

Sự xuất hiện của hormone này là dấu hiệu mang thai rõ ràng nhất, và bạn có thể nhận biết thông qua que thử thai. Hormone hCG kích thích hoàn thể sản xuất hormone estrogen và progesterone trong 10 tuần đầu của thai kỳ, đồng thời cũng tăng lưu lượng máu đến vùng xương chậu. Đây là nguyên nhân làm bạn thường xuyên “ghé thăm” nhà vệ sinh trong 3 tháng đầu thai kỳ.

2/ Progesterone

Hormone progesterone giúp tử cung sẵn sàng cho sự làm tổ của trứng, giúp quá trình cấy có thể diễn ra thành công. Thiếu hụt progesterone là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến sảy thai sớm. Progesterone cũng có tác dụng giúp mẹ bầu giảm căng thẳng, cũng như ngăn chặn các cơn co thắt tử cung. Tuy nhiên, progesterone là nguyên nhân chính cho sự xuất hiện của mụn trứng cá, chứng táo bón, đầy hơi thường gặp ở phụ nữ mang thai.

3/ Hormone estrogen

Nhóm này gồm 3 hormone chịu trách nhiệm kích thích tử cung và cải thiện lưu lượng máu giữa tử cung và nhau thai. Ngoài ra, estrogen cũng tác động đến các tuyến sữa, chuẩn bị sẵn sàng cho hành trình nuôi con bằng sữa mẹ ngay sau khi trẻ chào đời.

Trong thời gian mang thai, nồng độ estrogen có thể tăng thêm 100 lần, và sẽ giảm dần khi quá trình sinh con diễn ra. Bạn có thể đổ lỗi cho estrogen nếu ham muốn tình dục giảm, khi tâm trạng thay đổi thất thường, những cơn đau đầu cũng như sự tăng đáng kể chất nhầy tử cung.

Điểm mặt gọi tên hormone thai kỳ làm mẹ "mang tiếng"

Thay đổi khi mang thai gây khó chịu: Xử sao mới tốt?
Cùng với nỗi lo lắng về sự phát triển của bé, mẹ bầu cũng như phải đối diện với những thay đổi khi mang thai gây khó chịu như nổi mụn, ra khí hư, tiết sữa non… Ngoài cách âm thầm chịu đựng, liệu có biện pháp đối phó an toàn cho cả mẹ và bé cưng? MarryBaby bật mí ngay trong bài viết sau, mẹ tham...

4/ Hormone relaxin

Nới lỏng dây chằng ở xương chậu chuẩn bị cho quá trình sinh con và mở rộng mạch máu giúp tăng cường lưu lượng máu là 2 nhiệm vụ chính của hormone relaxin. Đi kèm với 2 nhiệm vụ này, relaxin cũng là thủ phạm dẫn đến đến hàng loạt những triệu chứng mang thai khó chịu như: ợ nóng, suy giãn tĩnh mạch, phù chân…

5/ Prolactin

Khả năng cho con bú của mẹ là nhờ prolactin, hormone tiết ra từ tuyến yên, phát triển tuyến vú và thay đổi cấu trúc của các mô vú, hỗ trợ quá trình sản xuất sữa mẹ. Hormone này cũng được biết đến như phương thuốc thư giãn, vì vậy không có gì lạ nếu bạn thường xuyên ngủ thiếp đi khi cho bé bú.

6/ Oxytocin

Ngay sau khi bé con chào đời, oxytocin, hormone tình yêu, giúp hình thành “sợi dây” liên kết tình cảm giữa hai mẹ con. Oxytocin cũng chịu trách nhiệm chính cho các cơn co thắt tử cung trong quá trình sinh nở, và có thể bị kích thích bởi anh xã của bạn vào thời điểm này.

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

FAQs

Cha Mẹ Tốt

  • Cha Mẹ Tốt Image

    Xin quý đọc giả lưu ý

    – Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
    – Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *