Dinh dưỡng cho bà bầu: Chuyên gia bật mí 5 lưu ý nhỏ nhưng quan trọng!

shape

31 Dec

Cha Mẹ TốtDec 31, 2019

Dinh dưỡng cho bà bầu: Chuyên gia bật mí 5 lưu ý nhỏ nhưng quan trọng!

Dinh dưỡng cho bà bầu: Chuyên gia bật mí 5 lưu ý nhỏ nhưng quan trọng!

Chuyên gia bật mí những vấn đề quan trọng trong chế độ dinh dưỡng cho bà bầu. Đừng bỏ lỡ nhé!

1/ Dinh dưỡng như thế nào cho hợp lý để cân đối sự phát triển của thai nhi?

Muốn bé cưng có đủ chất dinh dưỡng, chế độ dinh dưỡng cho bà bầu cần đầy đủ các chất thuộc nhóm dinh dưỡng. Trong 3 tháng đầu, nếu nghén quá nặng không thể ăn, bầu có thể uống bổ sung các loại vitamin, khoáng chất. 3 tháng giữa và 3 tháng cuối cố gắng tăng thêm lượng thực phẩm trong mỗi bữa ăn, ưu tiên thực phẩm dễ hấp thu. Không nên ăn quá nhiều chất béo, chất đạm. Lưu ý, không nên ăn cùng lúc quá nhiều trong mỗi bữa. Tốt nhất, bà bầu nên chia nhỏ khẩu phần ăn mỗi ngày thành 5-6 bữa nhỏ.

2/ Phụ nữ mang thai cần bổ sung bao nhiêu sắt? Thực phẩm nào chứa nhiều sắt? Cách hấp thu sắt hiệu quả nhất?

Tham gia vào quá trình sản sinh các tế bào hồng cầu, cũng như có nhiệm vụ vận chuyển oxy đến các cơ quan trong cơ thể, sắt là một trong những dưỡng chất không thể thiếu trong thai kỳ. Thịt bò, cải xoăn, rau dền, trứng, sữa… là những thực phẩm giàu sắt bầu có thể tăng cường thêm vào thực đơn mỗi ngày của mình. Ngoài ra, bầu cũng có thể uống bổ sung sắt. Tính luôn cả lượng thuốc sắt bổ sung, mỗi ngày bà bầu cần khoảng 600 mcg sắt.

Bên cạnh những thực phẩm giàu sắt, bà bầu cũng nên tăng cường thực phẩm giàu vitamin C, bởi vitamin C hỗ trợ quá trình hấp thu sắt của cơ thể. Khi uống bổ sung sắt, bạn có thể uống cùng nước cam, chanh – thức uống chứa nhiều vitamin C. Lưu ý, không uống sắt chung với sữa. Tốt nhất, nên cách nhau khoảng 1 giờ để đảm bảo sắt được hấp thu hoàn toàn. Vì trong sữa có canxi sẽ cản trở khả năng hấp thu sắt của cơ thể.

Dinh dưỡng cho bà bầu: Chuyên gia bật mí 5 lưu ý nhỏ nhưng quan trọng!

Bổ sung sắt và canxi: Sai một li, đi một dặm
Axit folic, canxi và sắt là ba dưỡng chất không thể thiếu để duy trì một thai kỳ khỏe mạnh. Nếu trong 3 tháng đầu, axit folic đóng vai trò chủ đạo trong thực đơn dinh dưỡng của mẹ bầu thì ở giai đoạn giữa và cuối của thai kỳ, sắt và canxi cũng không chịu "lép vế"

3/ Chế độ dinh dưỡng khi bị tiểu đường thai kỳ như thế nào? Những thực phẩm nên ăn và thực phẩm cần tránh để kiểm soát tốt đường huyết?

Vẫn đảm bảo đủ các nhóm chất quan trọng, nhưng chế độ dinh dưỡng cho bà bầu bị tiểu đường sẽ cắt giảm bớt những thực phẩm nhiều đường, thực phẩm nhiều tinh bột như cơm, bánh mì cũng như các loại trái cây có lượng đường cao như vải, nhãn… Đồng thời tăng cường những thực phẩm giàu đạm, vitamin và khoáng chất như các loại rau lá xanh, các loại hạt, đậu, trái cây ít đường…

4/ Vitamin D thường có trong những thực phẩm nào?

Ngoài vai trò hỗ trợ khả năng hấp thu canxi, hỗ trợ quá trình hình thành răng và xương, bổ sung vitamin D khi mang thai còn giúp bà bầu tăng cường hệ miễn dịch, chống lại sự tấn công của các vi khuẩn. Vitamin D có nhiều trong ngũ cốc, thịt, cá, trứng, sữa, dầu gan cá. Là loại vitamin tan trong dầu, nên để hấp thu vitamin D dễ hơn, bầu cũng nên bổ sung thêm chất béo. Lưu ý, chọn chất béo tốt cho cơ thể, như dầu oliu, các loại hạt…

Dinh dưỡng cho bà bầu: Chuyên gia bật mí 5 lưu ý nhỏ nhưng quan trọng!

Tầm quan trọng của vitamin D trong thai kỳ
Không chỉ gây ảnh hưởng đến khả năng ngôn ngữ của trẻ, việc bổ sung vitamin D trong thai kỳ có liên quan mật thiết đến quá trình phát triển toàn diện của bé.

5/ Chất lượng thực phẩm ngày càng kém, hóa chất độc hại, ô nhiễm môi trường là nguyên nhân làm nguồn thức ăn tự nhiên chứa i-ốt ngày càng giảm. Vậy, bà bầu có nên bổ sung muối i-ốt thay thế cho những thực phẩm tự nhiên?

50% phụ nữ mang thai không bổ sung đủ lượng i-ốt cần thiết. Thiếu i-ốt, trẻ sau khi sinh có nguy cơ chậm phát triển trí tuệ, kém thông minh, đồng thời nguy cơ mắc các bệnh tuyến giáp cao hơi bình thường. Thực phẩm có nhiều i-ốt tự nhiên bao gồm sữa, hải sản, rong biển, tảo biển… Ngoài những thực phẩm này, khi chế biến món ăn, bầu cũng nên ưu tiên sử dụng muối i-ốt. Lưu ý, chỉ sử dụng một lượng vừa phải. Ăn quá nhiều muối khi mang thai có thể dẫn đến cao huyết áp, tiền sản giật, những biến chứng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe bà bầu.

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

FAQs

Cha Mẹ Tốt

  • Cha Mẹ Tốt Image

    Xin quý đọc giả lưu ý

    – Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
    – Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *