Dinh dưỡng khi mang thai: Ăn sao cho đúng?

shape

30 Nov

Julia PhạmNov 30, 2019

Dinh dưỡng khi mang thai: Ăn sao cho đúng?

Dinh dưỡng khi mang thai: Ăn sao cho đúng?

Mẹ bầu nên duy trì một chế độ ăn lành mạnh, tránh tăng cân qúa nhiều khi mang thai

1/ Dinh dưỡng khi mang thai: Không cần ăn quá nhiều

Khi mang thai, cơ thể không chỉ cần chất dinh dưỡng để duy trì những hoạt động thông thường của cơ thể mà còn để nuôi dưỡng sự phát triển của thai nhi. Biết được điều này, nhiều mẹ bầu không tiếc công, cố gắng bổ sung nhiều món ngon, bổ dưỡng vào thực đơn của mình với mong muốn con khỏe. Thực tế, việc ăn quá nhiều trong thời kỳ mang thai chỉ làm tăng nguy cơ mắc bệnh béo phì và làm tăng nguy cơ gặp phải biến chứng nguy hiểm trong thai kỳ.

Mẹ nên nhớ, ăn tốt không có nghĩa là ăn nhiều. Bạn chỉ cần đảm bảo chất lượng của món ăn, không cần quan tâm số lượng. Mẹ bầu không cần thêm calo trong 3 tháng đầu. 3 tháng sau cần thêm khoảng 300 calo một ngày và khoảng 450 calo cho 3 tháng cuối. Thâm chí, trong trường hợp dư cân, bạn có thể sẽ phải ăn ít hơn như vậy. Tham khảo thêm ý kiến bác sĩ để biết mức cân nặng hợp lý khi mang thai.

Dinh dưỡng khi mang thai: Ăn sao cho đúng?

Dinh dưỡng khi mang thai: Nên và không nên
“Ăn được ngủ được là tiên” là câu nói đặc biệt đúng với các bà bầu. Tuy nhiên mẹ đã biết hết những gì nên và không nên ăn khi mang thai hay chưa? Cùng tham khảo các nguyên tắc ẩm thực dành cho phụ nữ mang thai bên dưới nhé.

2/ Không bỏ qua những dưỡng chất quan trọng

Để đảm bảo cho sự phát triển toàn diện của thai nhi, đạm, sắt và canxi là 3 chất mẹ không thể bỏ qua trong chế độ dinh dưỡng của mình.

Đạm: Mỗi ngày, mẹ bầu nên bổ sung cho cơ thể khoảng 71g đạm. Có nhiều nguồn cung cấp đạm trong các thực phẩm hằng ngày như thịt, trứng, các loại đậu… Tuy nhiên, cá vẫn là một trong những nguồn đạm tốt nhất. Mẹ bầu nên ăn ít nhất 2 bữa cá/ tuần.

Sắt: Thành phần không thể thiếu giúp mẹ bầu hạn chế tình trạng thiếu máu do thiếu sắt, vấn đề phổ biến ở hầu hết các phụ nữ mang thai. Mẹ bầu sẽ cần khoảng 27mg sắt mỗi ngày trong thực đơn dinh dưỡng của mình. Các loại thịt đỏ là nguồn cung cấp sắt dồi dào cho cơ thể. Ngoài ra, mẹ bầu có thể bổ sung sắt thông qua các loại rau như rau bina và các loại đậu nhiều sắt như đậu lăng. Những thực phẩm giàu vitamin C sẽ giúp bạn hấp thu sắt từ thực vật tốt hơn. Vì vậy, mẹ bầu đừng bỏ qua các loại trái cây họ nhà cam, quýt để bổ sung vitamin C cho cơ thể nhé!

Canxi: Thai nhi cần canxi để hình thành xương và răng. Trong trường hợp bạn không tiêu thụ đủ lượng canxi cần thiết, bé sẽ lấy canxi tích trữ trong xương của bạn.Uống sữa hoặc tiêu thụ các chế phẩm từ sữa 4 lần mỗi ngày sẽ giúp bạn có 1.000mg canxi.

Dinh dưỡng khi mang thai: Ăn sao cho đúng?

Dinh dưỡng khi mang thai: Ăn chuẩn theo từng tháng
Nhận được tin nhắn hai vạch, điều này đồng nghĩa cuộc sống của bạn đang dần thay đổi và chuyển sang một bước ngoặt lớn. Trong đó, dinh dưỡng khi mang thai cực kỳ quan trọng và cần sự để tâm đặc biệt trong thai kỳ.

3/ Hạn chế những thực phẩm nhiều muối

Lượng muối cao trong thực phẩm sẽ làm hại đến tỳ và thận của phụ nữ mang thai, làm ảnh hưởng đến quá trình chuyển đổi năng lượng của cơ thể. Đặc biệt, trong thời kỳ mang thai, quá trình trao đổi chất của cơ thể cũng diễn ra nhanh hơn để thích ứng với sự tuần hoàn của cuống rốn. Ăn quá nhiều thức ăn mặn có thể gây ra các triệu chứng như: tim hồi hộp, lòng buồn bực khó chịu, lượng tiểu tiện giảm…

Mẹ bầu cũng nên hạn chế sử dụng những thức ăn được đóng gói sẵn vì chúng thường không cung cấp đủ lượng vitamin cần thiết cho cơ thể.

4/ Chia nhỏ các bữa ăn trong ngày

Theo thời gian, thai nhi lớn dần và ngày càng chiếm mất không gian của các cơ quan tiêu hóa. Mẹ bầu sẽ không còn phù hợp với những bữa ăn lớn trong ngày. Chính vì vậy, thay vì ăn 3 bữa lớn, mẹ bầu nên chia thành 5, 6 bữa mỗi ngày. Đây cũng là cách giúp mẹ bầu đối phó với những triệu chứng khó chịu khi mang thai như  buồn nôn, chán ăn, ợ chua hay khó tiêu…

Hạn chế những thực phẩm nhiều dầu mỡ như các loại thức ăn nhanh, bánh ngọt, nước ngọt có ga… Mẹ bầu nên chọn những thức ăn nhẹ có lợi cho sức khỏe như các loại hạt, sữa chua, trái cây…

MarryBaby

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

FAQs

Julia Phạm

  • Julia Phạm Image

    Xin quý đọc giả lưu ý

    – Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
    – Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *