Dinh dưỡng khi mang thai: Thận trọng khi ăn nhiều cơm
Với hầu hết mẹ bầu Việt Nam, cơm là món không thể thiếu trong thực đơn dinh dưỡng khi mang thai. Ngoài tác dụng giúp no bụng, cơm cũng mang lại nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của thai nhi và sức khỏe của mẹ bầu.
Ở Việt Nam, cơm là một trong những món chủ đạo trong chế độ dinh dưỡng khi mang thai
Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu mới đây của Đại học Harvard (Mỹ) sẽ có thể làm nhiều mẹ bầu cảm thấy “sốc”. Nghiên cứu tiến hành phân tích dữ liệu liên quan đến 350.000 người, từ 4 nghiên cứu lớn trong vòng 20 năm cho thấy những người thường xuyên ăn 1 chén cơm mỗi ngày có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tăng 11%. Nguyên nhân là do lượng đường trong cơm trắng khá cao. Thậm chí một chén cơm có lượng đường cao gấp 2 lần lượng đường trong một lon nước ngọt.
Tuyến tụy là cơ quan chịu trách nhiệm sản xuất insulin cung cấp cho các cơ bắp. Tuy nhiên, khi ăn cơm trắng, lượng đường nhanh chóng hấp thụ vào cơ thể, làm tuyến tụy phải tăng năng suất hoạt động và có thể dẫn đến quá tải. Nếu tình trạng này thường xuyên xảy ra, khả năng sản xuất insulin và hấp thụ đường sẽ giảm đáng kể, làm tồn đọng đường trong máu dẫn đến bệnh tiểu đường.
Ngoài hàm lượng tinh bột trong cơm trắng, chất lượng gạo cũng là nguyên nhân dẫn đến những vấn đề sức khỏe khi ăn cơm.
1/ Dinh dưỡng bay hơi do xay xát quá kỹ
Trong gạo chứa nhiều vitamin và khoáng chất như vitamin D, thiamin, riboflavin, niacin, canxi, chất xơ và sắt. Tuy nhiên, nếu bị xay xát kỹ, phôi mầm của hạt gạo cùng lớp vỏ cám sẽ bị tách khỏi, kéo theo là những chất dinh dưỡng vốn có trong gạo. Càng bị xay xát kỹ, dinh dưỡng càng bị mất đi. Phần lớn còn lại là lõi bột đường, tác nhân chính gây nên bệnh tiểu đường.
2/ Nhiễm độc trong quá trình canh tác
Lạm dụng thuốc trừ sâu và hóa chất trong quá trình canh tác gạo sẽ làm giảm chất lượng gạo cũng như làm dư lượng hóa chất tồn đọng càng nhiều hơn.
3/ Quá trình bảo quản có dùng hóa chất
Thực tế, các loại gạo chỉ có thể sử dụng và bảo quản trong khoảng 3 tháng. Sau thời gian này, chất lượng dinh dưỡng của gạo sẽ giảm sút. Thậm chí, gạo có thể bị biến chất. Vì vậy, để kéo dài “tuổi thọ” của gạo và ngăn ngừa sự tấn công của các loại côn trùng, người ta thường sử dụng hóa chất trong quá trình bảo quản. Điều này có thể dẫn đến nguy cơ ung thư hoặc ảnh hưởng khả năng chuyển hóa của cơ thể.
Mặc dù dẫn đến nhiều nguy cơ cho sức khỏe, nhưng các chuyên gia cũng không khuyến khích mẹ loại bỏ hoàn toàn cơm trong thực đơn dinh dưỡng khi mang thai của mình. Nếu chú ý chọn lựa nguồn gạo, chọn loại gạo lành mạnh và biết cách ăn đúng, cơm vẫn sẽ là nguồn dinh dưỡng tuyệt vời cho thai kỳ của mẹ bầu.
Bầu đã ăn cơm đúng cách?
Cơm là một trong những món có mặt thường xuyên trong khẩu phần ăn mỗi ngày của các mẹ bầu Việt. Nhưng bầu có biết, lượng cơm nạp vào cơ thể mỗi ngày có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi?
Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé
Xin quý đọc giả lưu ý
– Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
– Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.