Độ quan trọng của xét nghiệm máu khi mang thai

shape

30 Sep

Martin NguyenSep 30, 2019

Độ quan trọng của xét nghiệm máu khi mang thai

Xét nghiệm máu khi mang thai rất cần thiết, đặc biệt trong 3 tháng đầu thai kỳ, bởi nó sẽ giúp phát hiện những bất thường và trục trặc về sức khỏe mẹ bầu lẫn thai nhi để có những điều chỉnh kịp thời.

Xét nghiệm máu khi mang thai không mang tính chất bắt buộc, nhưng nó lại cực kỳ quan trọng và cần thiết, nhất là vào 3 tháng đầu thai kỳ. Nhờ vào kết quả xét nghiệm, bác sĩ sẽ có cái nhìn tổng quan nhất về sức khỏe của mẹ bầu, sự phát triển của thai nhi, đồng thời theo dõi những nguy cơ bất thường có thể xảy ra. Cụ thể, tầm quan trọng của xét nghiệm máu khi mang thai là như sau:

1/ Phát hiện hội chứng Down

Vào tam cá nguyệt đầu tiên, ngoài một số thủ tục thăm khám thông thường khác, bà bầu sẽ được chỉ định xét nghiệm máu để kiểm tra bất thường ở bào thai. Thông qua kết quả này, mẹ có thể biết thai nhi trong bụng có đang mắc phải hội chứng Down hay không.

Độ quan trọng của xét nghiệm máu khi mang thai

Bà bầu không nên bỏ qua xét nghiệm máu khi mang thai để phát hiện những bất thường về sức khỏe

2/ Xác định nhóm máu

Phòng trường hợp cần truyền máu khi mang thai hoặc sinh nở, mẹ bầu nên kiểm tra nhóm máu để chuẩn bị. Thông thường, nhóm máu O là phổ biến nhất, sau đó mới đến nhóm máu A, B và AB.

Nếu bạn thuộc nhóm máu Rh, bác sĩ cần kiểm tra độ âm hay dương tính với Rh. Nếu mẹ là âm tính Rh-, trong khi bố dương tính Rh+, bé con sinh ra có thể mang nhóm máu Rh+. Lúc này, trong thai kỳ, cơ thể mẹ sẽ sản xuất những kháng thể, phá hủy hồng cầu ở cơ thể bé. Do đó, với trường hợp này, bà bầu có nhóm máu RH- sẽ được chích Globulin miễn dịch Rh, ngăn chặn các kháng thể chống Rh gây nguy hiểm trong quá trình mang thai hay lần mang thai tiếp theo.

3/ Kiểm tra hàm lượng sắt

Xét nghiệm máu khi mang thai cho biết hàm lượng heamoglobin có trong máu. Nếu lượng chất này thấp, đây là dấu hiệu mẹ bầu đang thiếu máu, thiếu sắt. Cơ thể phụ nữ mang thai cần lượng sắt tăng gấp đôi người bình thường để sản xuất heamoglobin, mang ô-xy vào hồng cầu.

Sau cột mốc xét nghiệm ở 3 tháng đầu, mực heamoglobin được kiểm tra lại ở tuần thứ 28. Tuy nhiên, nếu phát hiện cơ thể xuất hiện những dấu hiệu mệt mỏi, bạn nên yêu cầu được xét nghiệm máu sớm hơn.

Độ quan trọng của xét nghiệm máu khi mang thai

Bổ sung sắt khi mang thai như thế nào cho tốt?
Một vài phương pháp sau đây sẽ giúp bạn tăng khả năng hấp thu sắt cho cơ thể và ứng phó với những tác dụng phụ không mong muốn của viên bổ sung sắt.

4/ Phát hiện bất thường hồng cầu

Thông qua việc xét nghiệm máu, bác sĩ chẩn đoán bệnh tế bào hình liềm hoặc thalassaemia. 2 căn bệnh rối loạn tế bào máu này có thể gây ra hiện tượng thiếu máu ở mẹ, cản trở sự phát triển của thai nhi.

5/ Kiểm tra mức độ kháng thể với virus Rubella

Hầu hết phụ nữ miễn dịch với virus Rubella nhờ được tiêm phòng từ nhỏ. Nếu mẹ bầu nào chưa miễn dịch, trong thai kỳ, virus này có thể gây sảy thai, sinh non, thai chết lưu, cũng như một số dị tật bẩm sinh khác liên quan đến thị giác, thính giác, tim.

6/ Phát hiện CMV (Cytomegalo virus)

Virus này lây truyền từ người này sang ngưới khác qua tiếp xúc. Bệnh chỉ được phát hiện khi làm xét nghiệm máu. Với người bình thường, bệnh không để lại biến chứng gì lớn. Tuy nhiên, đối với bà bầu, sự lây truyền tử cung chiếm khoảng 50% các trường hợp mắc virus. Hệ quả của CMV là sảy thai, dị tật bẩm sinh liên quan đến khả năng nghe, nhìn, chậm phát triển.

7/ Chẩn đoán viêm gan B

Bệnh viêm gan B thường rất khó phát hiện, do đó, xét nghiệm máu là cách phổ biến nhất để chẩn đoán bệnh. Mẹ mắc viêm gan B nguy cơ truyền bệnh cho con là rất cao, khiến gan của bé bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Do đó, khi phát hiện bệnh trong thai kỳ, mẹ bầu sẽ được chỉ định tiêm một mũi Globulin miễn dịch. Về em bé, cần một mũi vắc xin viêm gan B trong vòng 12 giờ sau sinh và một mũi nhắc lại khoảng 1-2 tháng sau sinh, mũi thứ 3 lúc 6 tháng.

8/ Phát hiện bệnh giang mai

Vào khoảng tháng thứ 5 của thai kỳ, xoắn khuẩn giang mai từ mẹ có thể nhiễm vào thai nhi, gây thai chết lưu, sinh non. Nếu trẻ vẫn được sinh ra bình thường, nguy cơ mắc bệnh giang mai bẩm sinh trể là rất cao. Giang mai bẩm sinh trể có triệu chứng lâm sàng xuất hiện 10-20 năm sau với nhiều thay đổi về sinh lý, thần kinh, khiếm khuyết trí lực…

9/ Tìm kháng thể HIV

Tất cả các chuyên gia khuyến cáo và đề nghị phụ nữ mang thai phải được xét nghiệm virus HIV, virus gây bệnh AIDS. Nếu kết quả xét nghiệm là dương tính, thai phụ và em bé sẽ được điều trị để giúp duy trì sức khỏe của mẹ và thai nhi, cũng như làm giảm đáng kể nguy cơ em bé nhiễm virus HIV.

MarryBaby

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

FAQs

Martin Nguyen

  • Martin Nguyen Image

    Xin quý đọc giả lưu ý

    – Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
    – Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *