Đối phó với sinh non: Những kiến thức cần biết

shape

01 Oct

Martin NguyenOct 01, 2019

Đối phó với sinh non: Những kiến thức cần biết

Em bé sinh non thường chưa phát triển hoàn thiện về thể chất và tinh thần. Do đó cần có một chế độ chăm sóc đặc biệt cho em bé

Xin chúc mừng những mẹ bầu đã trải qua giai đoạn đầu và giữa thai kỳ an toàn và khoẻ mạnh, giờ các mẹ đang tiến dần đến giai đoạn cuối của thai kỳ – một giai đoạn quan trọng mà tất cả thai phụ đã và đang chuẩn bị cho một kỳ vượt cạn mẹ tròn con vuông. Trong giai đoạn này, nguy cơ sinh non là nỗi lo lắng hàng đầu của hầu hết các mẹ bầu. Vậy làm gì để hạn chế nguy cơ này, bài viết sau sẽ cung cấp cho các mẹ bầu một số kiến thức cần biết về sinh non.

1. Khi nào được gọi là sinh non

Thường thì thai phụ khoẻ mạnh, sức khoẻ bình thường sẽ sinh em bé vào tuần thứ 40 của thai kỳ, thời gian sinh thực tế so với thời gian sinh dự kiến có thể sớm hơn hoặc chậm hơn một vài ngày tuy nhiên nếu bạn sinh em bé trước khi được 37 tuần tuổi (tính theo ngày đầu kỳ kinh gần nhất) thì được gọi là sinh non.

2. Sinh non ảnh hưởng đến em bé như thế nào?

Một điều chắc chắn là em bé sinh non thường chưa phát triển hoàn thiện về thể chất và tinh thần. Theo các nhà khoa học thì một ngày bé còn ở trong bụng mẹ (cho đến khi đủ tháng đủ ngày), bé sẽ phát triển bằng cả tuần so nếu bé sinh sớm hơn nên nếu bé sinh non càng sớm thì càng có nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe mà bạn có thể thấy rõ nhất là: bé nhẹ cân, dễ bị suy hô hấp, hệ miễn dịch yếu nên dễ bị nhiễm trùng, khó tiêu hoá và hấp thu kém…, tiếp đến các các nguy cơ khác như dễ bị tim bẩm sinh, các bệnh về dạ dày, võng mạc, một số trẻ sinh non sau này còn có nguy cơ rối loạn hành vi…  Do đó bé sinh non rất thiệt thòi về sức khoẻ cũng như (có thể) ảnh hưởng đến sự phát triển sau này nếu bé bị sinh non quá sớm.

3. Dấu hiệu sinh non

Theo số liệu của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) thì cứ 10 trẻ ra đời, có một trẻ bị sinh non do đó sinh non không phải là hiện tượng hiếm gặp nên thai phụ không nên chủ quan và cần tìm biết về những dấu hiệu cảnh báo về nguy cơ sinh non đó là:

  • Cơn co thắt xảy ra thường xuyên, đau thắt ở vùng bụng, xương chậu.
  • Âm đạo ra nhớt hồng, ra máu hoặc dịch nhầy cổ tử cung, rò rỉ nước ối.
  • Một số mẹ bầu lại bị đau thắt lưng, đau lưng, tiêu chảy.

4. Làm gì khi có dấu hiệu dọa sinh non

Điều cần làm ngay khi có các dấu hiệu doạ sinh non như trên là cần nhanh chóng đến cơ cở y tế để được bác sĩ kiểm tra ngay lập tức. Tuỳ thuộc vào tình trạng sức khoẻ của mẹ và thai nhi mà bác sĩ sẽ quyết định cho bạn điều trị nội hay ngoại trú. Một điều quan trọng bạn cần lưu ý phải nằm nghỉ ngơi hoàn toàn, không hoạt động mạnh, bác sĩ sẽ cho bạn dùng thuốc khi cần để hạn chế cơn co thắt tử cung giúp hạn chế nguy cơ sinh non.

5. Nguyên nhân dẫn đến sinh non

Đây là một trong những thắc mắc về sinh non được nhiều thai phụ quan tâm, câu trả lời là bạn dễ sinh non do những yếu tố như:

  • Do thai kỳ: vỡ ối non, đa thai, đa ối, thai dị dạng.
  • Do sức khoẻ của mẹ như  mẹ bị cao huyết áp, viêm đài bể thận, tử cung dị dạng, tiền căn sanh non, ăn uống kém dinh dưỡng, hút thuốc lá, uống rượu, lao động nặng nhọc quá sức….
  • Do nhau: nhau tiền đạo, nhau bong non, thiểu năng nhau.

Về phương diện sức khoẻ của mẹ thì ngay cả khi bạn không thuộc các nhóm trên thì vẫn có nguy cơ sinh non vì theo một nghiên cứu thì có đến 50% trường hợp sinh non là không có lý do cụ thể.

Đối phó với sinh non: Những kiến thức cần biết

Cần thông báo cho bác sĩ kịp thời các dấu hiệu bất thường của cơ thể.

6. Có thể giảm nguy cơ sinh non?

Câu trả lời là có thể. Tuy có một số thai phụ dù không nằm trong nhóm có nguy cơ vẫn sinh non nhưng nếu trong quá trình mang thai, thai phụ chú ý chăm sóc sức khoẻ tốt thì cũng giúp giảm được phần nào nguy cơ sinh non do đó trong quá trình thai kỳ thai phụ cần lưu ý:

  • Khám thai theo lịch hẹn của bác sĩ, thông báo cho bác sĩ bất cứ bất thường nào của cơ thể
  • Ăn uống, bổ sung đầy đủ dưỡng chất một cách khoa học
  • Khi có những bệnh xuất hiện trong quá trình thai kỳ như tiểu đường khi mang thai, tăng huyết áp khi mang thai… cần tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ điều trị.
  • Giữ tinh thần, tâm trạng thoải mái, tránh căng thẳng stress, không làm việc nặng nhọc.
  • Không hút thuốc, tránh việc sử dụng rượu bia.
  • Không sử dụng thuốc bừa bãi.

7. Chăm sóc trẻ sinh non

Trong trường hợp bé sinh non thì công sức cũng như thời gian mà bậc phụ huynh bỏ ra để chăm sóc bé sẽ vất vả và mệt mỏi hơn rất nhiều so với trẻ sinh thường vì cơ thể bé yếu, cần nhu cầu chăm sóc đặc biệt, nhu cầu về dinh dưỡng đặc biệt để phát triển kịp như khi còn đang trong bào thai.

Thường nhu cầu dinh dưỡng, đạm, vitamin của bé sinh non sẽ rất cao trong khi khả năng hấp thụ lại yếu nên bé sinh non thường được giữ lại trong bệnh viện để thuận tiện chăm sóc với các trang thiết bị cần thiết, trong quá trình này bé được cho bú sữa mẹ kết hợp với chế độ dưỡng chất đặc biệt. Thường khi được 3600 gram và sức khoẻ ổn định thì bé được xuất viện. Sau khi xuất viện bác sĩ sẽ hướng dẫn, tư vấn cho bạn cách chăm sóc bé sinh non và tái khám theo đúng chỉ định bác sĩ.

Chư Kha

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

FAQs

Martin Nguyen

  • Martin Nguyen Image

    Xin quý đọc giả lưu ý

    – Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
    – Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *