Giấc ngủ của trẻ sơ sinh: Hội chứng ngưng thở khi ngủ

shape

01 Nov

Khanh ElisaNov 01, 2019

Giấc ngủ của trẻ sơ sinh: Hội chứng ngưng thở khi ngủ

Giấc ngủ của trẻ sơ sinh: Những điều bạn chưa biết
Các bé sơ sinh thường xuyên phát ra tiếng rên, mếu máo và quơ quào trong khi ngủ . Tất cả những điều này có thể khiến những ai lần đầu làm cha mẹ lo lắng. Nếu đã từng quan sát bé ngủ, thỉnh thoảng bạn sẽ nhận ra hơi thở của bé dường như ngưng lại hay còn được gọi là hiện tượng ngưng thở khi ngủ. Bé đột nhiên giật mình thức giấc, thậm chí nếu đã mọc răng, bé còn nghiến răng, lăn qua lăn lại hay đập đầu vào thanh chắn cũi.

Giấc ngủ của trẻ sơ sinh: Hội chứng ngưng thở khi ngủ

Tình trạng ngưng thở khi ngủ ở trẻ sơ sinh chỉ đáng lo khi bé trên 6 tháng tuổi

Đó là những biểu hiện hoàn toàn bình thường và không đáng lo ngại. Tuy nhiên, nếu hiểu hơn về hành vi của bé khi ngủ và cách xử trí các tình huống thường gặp, có lẽ bạn sẽ cảm thấy yên tâm hơn.

Hội chứng ngưng thở khi ngủ ở trẻ sơ sinh
Bạn có thể nhận thấy rằng nhịp thở của bé thường thay đổi khi ngủ. Bé có thể thở gấp trong một lúc, sau đó chậm lại, thậm chí có thể tạm ngưng thở khoảng 15 giây trước khi quay về trạng thái thở bình thường.

Đừng quá lo lắng khi thấy bé thỉnh thoảng ngưng thở khi ngủ. Các bác sĩ gọi đây là “chu kỳ thở” của bé từ sơ sinh cho đến 6 tháng tuổi. Tuy nhiên, nếu bé đã hơn 6 tháng mà vẫn còn thở theo cách này, bạn nên nói chuyện với bác sĩ nhi khoa. Việc thở của bé sơ sinh theo chu kỳ nói trên chiếm khoảng 5% khoảng thời gian bé ngủ. Con số này đối với các bé sinh non là 10%.

Nhìn chung, thói quen thở bất thường của bé không đáng lo ngại, cũng không có gì là bất thường nếu bàn tay và bàn chân của bé hơi xanh. Nhưng nếu trán, lưỡi, móng tay móng chân, môi hoặc mình bé chuyển sang màu xanh, đây là dấu hiệu cho thấy bé có thể bị thiếu ôxy. Trong trường hợp này, nếu lo lắng rằng bé đang ngừng thở, bạn chỉ cần chạm vào hoặc lay nhẹ người bé để xem liệu bé có phản ứng không. Nếu bé không có phản ứng gì, có thể bé đang ở trong giai đoạn ngưng thở. Bạn cần thực hiện thủ thuật hồi sức tim phổi (CPR) ngay lập tức và gọi cấp cứu. Nếu bạn chỉ có một mình với bé, hãy thực hiện hồi sức tim phổi cho bé trong 2 phút sau đó tìm người đến giúp. Bạn cần tiếp tục thực hiện hồi sức nhân tạo cho đến khi xe cấp cứu đến hoặc bé bắt đầu thở lại.

Nếu bé ngưng thở khi ngủ, có dấu hiệu lả đi, da trở nên xanh xao hoặc nhợt nhạt, đặc biệt khi bé trông như đang mắc nghẹn và ngạt thở, rất có thể bé đang trong tình trạng nguy hiểm tính mạng, cần được chăm sóc y tế càng sớm càng tốt. Các bác sĩ sẽ sớm xác định được nguyên nhân dẫn đến tình trạng khẩn cấp ở bé.

Điều hữu ích nhất bạn có thể làm để giúp bé thở dễ dàng là đặt bé nằm ngửa khi ngủ. Nếu bạn lo lắng về nhịp thở của bé, hãy nhờ bác sĩ chuyên khoa tư vấn.

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

FAQs

Khanh Elisa

  • Khanh Elisa Image

    Xin quý đọc giả lưu ý

    – Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
    – Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *