Giải mã nguyên nhân trẻ sơ sinh lười bú chậm tăng cân

shape

29 Feb

Cha Mẹ TốtFeb 29, 2020

Giải mã nguyên nhân trẻ sơ sinh lười bú chậm tăng cân

Đối với trẻ sơ sinh, nguồn dinh dưỡng đầu đời là dấu mốc quan trọng đối với sức khỏe và sự phát triển toàn diện của trẻ sau này. Những trẻ bú mẹ hoàn toàn thì sữa mẹ chính là thức ăn hoàn hảo mà tạo hóa ban tặng cho bé yêu. Chính vì vậy khi phát hiện trẻ sơ sinh lười bú chậm tăng cân, mẹ không khỏi lo lắng.

Nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng lười bú

Sau khi sinh, bất kỳ mẹ nào cũng muốn trẻ ti mẹ, hạn chế tình trạng bú bình trừ trường hợp mẹ không có sữa. Với các loại núm vú công nghiệp, thường khó có tình trạng khắc phúc ngay mà mẹ phải cố gắng tìm được loại bình và sữa phù hợp với trẻ bằng cách loại dần.

Với bé bú mẹ hoàn toàn, nguyên nhân chủ yếu làm trẻ lười bú:

  • Sức khỏe có vấn đề: Khi trẻ bị các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa hoặc một số chứng bệnh khiến trẻ bị đau và không thoải mái khi bú bao gồm như bệnh về tai, mũi; trẻ có vết loét hoặc vết xước trong miệng…
  • Ti mẹ có vấn đề: Trẻ ngại bú do đầu ti của mẹ to, cứng hoặc tụt sâu. Hoặc do bầu ngực có thoa kem dưỡng, tạo mùi khó chịu.
  • Sữa mẹ có vị lạ: Chế độ dinh dưỡng của mẹ hằng ngày thay đổi đột ngột. Mẹ bổ sung thức ăn nhiều gia vị, nặng mùi, cay hoặc quá chua. Những mẹ ăn nhiều sữa, hành, bắp cải đều có thể làm trẻ sơ sinh bị đầy hơi, thậm chí đau bụng.
  • Tư thế bú không đúng: Lần đầu làm mẹ có thể mẹ chưa có kinh nghiệm cho con bú đúng cách. Hãy ddiefu chỉnh vì tư thế bú không đúng, khiến trẻ lười bú và sữa mẹ không ra đều làm trẻ khó chịu.

Giải mã nguyên nhân trẻ sơ sinh lười bú chậm tăng cân

Trẻ lười bú do nhiều nguyên nhân nếu không khắc phục sẽ chậm tăng cân

Một số mẹo nhỏ giúp mẹ khắc phục 

  • Tạo thói quen bú cho trẻ: Thử cho bé bú khi thật buồn ngủ sau đó chia các cữ bú rõ ràng về mặt thời gian, nên bắt đầu vào lúc trẻ đã hơi đói.
  • Gặp bác sĩ để loại bỏ các nguyên nhân bệnh lý như nhiễm trùng tai hoặc tưa lưỡi và được tư vấn về vấn đề này.
  • Đổi tư thế cho bú để bé cảm thấy thoải mái hơn.
  • Vừa cho bú vừa di chuyển. Một số bé dễ bú hơn khi bạn đu đưa hoặc bế chúng đi lòng vòng.
  • Nếu không tự xác định được nguyên nhân trẻ ít bú nên đưa trẻ đi khám để xem bé có nhiễm khuẩn tai hoặc các bệnh khác hay không.
  • Duy trì việc gần gũi và tiếp xúc trẻ thường xuyên khi không cho con bú bằng phương pháp da tiếp da nhiều.

Giải mã nguyên nhân trẻ sơ sinh lười bú chậm tăng cân

Học ngay 6 cách giúp trẻ sơ sinh tăng cân nhanh
Những tháng đầu sau sinh là thời kỳ “đỉnh cao” để bé phát triển về cân nặng. Tuy nhiên, không phải bé nào cũng tăng cân nhanh, thậm chí có nhiều chỉ tăng rất ít cân nặng. Chuyện gì đã xảy ra và liệu có những cách giúp trẻ sơ sinh tăng cân hiệu quả?

Nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng tăng cân chậm

Với trẻ bú bình hay bú mẹ hoàn toàn có thể do 3 nguyên nhân chính:

  • Không bú đủ sữa: Nếu sữa mẹ quá ít không cung cấp đủ cho một lần bú của trẻ, thông thường trẻ có biểu hiệu khóc đòi sữa thêm, tình trạng này mẹ dễ nhận biết. Nhưng cũng có những trẻ “bú bao nhiêu cũng được” thì mẹ khó xác định được lượng sữa cung cấp cho bé có đủ hay không.
  • Vấn đề về sức khoẻ: Việc chậm tăng cân có thể liên quan đến sức khoẻ của bé. Chẳng hạn vấn đề về thần kinh, thiếu máu, dị ứng sữa, mắc hội chứng di truyền, tình trạng quá tải lactose, trào ngược dạ dày… Hoặc, bé bị một số rối loạn ảnh hưởng đến khả năng hấp thu các dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển.
  • Trẻ sơ sinh ngủ nhiều bú ít: Trong giai đoạn nhũ nhi và ấu nhi trẻ thường “ham ngủ” mà quên bú, đây cũng là một trong những lý do quan trọng khiến trẻ chậm tăng cân.

Để cải thiện cân nặng của trẻ mẹ có thể áp dụng những cách sau:

  • Đảm bảo trẻ ngủ đủ giấc: Ăn và ngủ là hai yếu tố quan trọng giúp trẻ sơ sinh phát triển toàn diện. Chuyện ăn chưa đảm bảo nên mẹ cần khắc phục từ việc ngủ. Mẹ hãy tạo điều kiện cho bé ngủ một giấc thật ngon và sâu vào thời điểm từ 10 giờ đêm đến 2 giờ sáng. Lúc này, hormone tăng trưởng sẽ tăng gấp 4 lần so với các thời điểm khác trong ngày.
  • Trẻ cần được thường xuyên: Đối với trẻ bú sữa công thức hay sữa mẹ hoàn toàn, khoảng cách giữa hai lần bú là 2-3 giờ. Cố gắng giữ cho thời gian bú càng lâu càng tốt vì hàm lượng chất béo của sữa mẹ sẽ tăng lên đều đặn và thường gấp đôi so với sữa lúc đầu.
  • Bú đúng cữ ban đêm: Giấc ngủ của mẹ và bé vào ban đêm thường sâu hơn, mẹ có thể quên cho bé bú nhưng bỏ qua cữ bú cũng có thể làm giảm lượng sữa và cân nặng vì vậy, mẹ cần đánh thức bé dậy để bú.
  • Cải thiện chất lượng sữa mẹ: Nguồn sẽ mẹ dồi dào nhưng cần đủ “chất” để trẻ có thể hấp thụ dinh dưỡng tốt nhất. Hiện nay có rất nhiều bà mẹ vẫn còn thói quen kiêng khem qua mức sau khi sinh. Thói quen này hình thành từ những kinh nghiệm dân gian về những tác hại về sau nếu không tuân thủ nghiêm ngặt. Chính vì vậy thực đơn ăn uống khá “nghèo”, nhiều chất béo, thiếu chất xơ và không cung cấp đủ những vitamin cũng như khoáng chất cần thiết cho cả hai mẹ con. Ngoài việc tăng cường protein, các bữa ăn cần phải đáp ứng đủ nhu cầu về chất sắt, kẽm, magiê, vitamin D, vitamin E và acid folic.

Trẻ sơ sinh lười bú chậm tăng cân có nhiều nguyên nhân khác nhau. Để khắc phục, cách tốt nhất là sớm tìm ra điểm bắt đầu để điều chỉnh đúng cách.

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

FAQs

Cha Mẹ Tốt

  • Cha Mẹ Tốt Image

    Xin quý đọc giả lưu ý

    – Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
    – Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *