Giáo dục sớm đúng cách: Không bắt con phải "gồng

shape

31 Dec

Julia PhạmDec 31, 2019

Giáo dục sớm đúng cách: Không bắt con phải "gồng

Những ngộ nhận về giáo dục sớm

– Ngộ nhận về tác dụng “thần thánh” của giáo dục sớm, cho rằng giáo dục sớm sẽ chắc chắn tạo nên những thiên tài nên từ nhỏ phải cho con làm quen với những phương pháp để phát triển IQ ở các lớp học về trí tuệ, flash card, làm toán, học chữ…và đòi hỏi trẻ có những thành tích rõ rệt.

Giáo dục sớm đúng cách: Không bắt con phải "gồng"

Giáo dục sớm chú trọng đầu tiên đến là việc nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ, nuôi dưỡng lòng tự tin, động lực cố gắng bằng chính tình yêu thương của cha mẹ.

– Cho rằng để trẻ phát triển tự nhiên chính là giúp trẻ phát tiết tất cả các nguồn nội lực, trí thông minh, khả năng vận động… tạo nền tảng cho con đường trở thành nhân tài sau này. Từ đó phụ huynh có thể để trẻ ăn uống, ngủ nghỉ, vui chơi tự do tùy theo ý thích của trẻ.

– Thu thập tất cả các phương pháp, dụng cụ giáo dục sớm và dồn ép lên con trẻ mà không biết có phù hợp với độ tuổi cũng như tính cách của con.

– Mẹ đọc thật nhiều sách về giáo dục con theo kiểu Nhật, giáo dục con kiểu Do Thái, … và áp dụng theo dù có thể nó không hoặc chưa phù hợp với hoàn cảnh thực tế.

– Có một số cha mẹ ngộ nhận rằng giáo dục con sớm nghĩa là tập cho trẻ tính độc lập, tự lập từ bé,  không để trẻ ỷ lại vào cha mẹ và vì thế dần xa rời con, ép bé phải “một mình” quá sớm. Nhưng giáo dục sớm thực ra là phương pháp gắn kết cha mẹ và con cái nhiều nhất.

Giáo dục sớm đúng cách: Không bắt con phải "gồng"

"Nhập môn" giáo dục sớm dành cho mẹ
Giáo dục sớm là một nhánh của các lý thuyết giáo dục liên quan đến việc dạy trẻ từ 0 đến 8 tuổi. Có rất nhiều phương pháp được đưa ra nhằm giúp trẻ nhỏ đạt được tốc độ học hỏi lớn nhất trong giai đoạn này

5 nguyên tắc của phương pháp giáo dục sớm

0 tuổi là bước khởi đầu

Ngày nay, thai giáo không còn là khái niệm mới mẻ với các nhiều bậc phụ huynh. Khoa học đa chứng minh rằng, khả năng của mọi đứa trẻ là đồng đều khi sinh ra, thiên tài 1% do gen di truyền, 99% là do rèn luyện và giáo dục. Do vậy, ngay khi em bé chào đời, song song với việc chăm sóc trẻ thì cha mẹ cũng hãy bắt đầu bắt tay vào việc giáo dục.

Giáo dục từ đam mê

Để giáo dục được một em bé không thể dựa vào điều gì khác ngoài khơi gợi sự thích thú, đam mê ở trẻ. Từ việc thích thú trẻ mới có thể tự chủ động và thực hiện theo chỉ dẫn của cha mẹ. Sở thích có thể trong nhiều lĩnh vực như ca hát, vận động, tư duy logic, ăn uống… Yêu thích và đam mê cũng là một nội dung quan trọng của giáo dục sớm.

Thời kỳ từ 0 đến 2 tuổi trẻ sẽ háo hức với tất cả những gì mới tiếp xúc lần đầu. Bé còn rất bản năng nên sẽ dễ thích ứng với các thói quen tốt mà phụ huynh cố ý xếp đặt, hãy tận dụng thời gian mới mẻ này để giúp trẻ làm quen, tiếp xúc với những điều có ích.

Khích lệ, động viên

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ ngay từ khi sinh ra sẽ chịu tác động tâm lý và hành vi rất lớn từ những gì chúng tiếp xúc từ môi trường xung quanh. Chính vì thế hành động của cha mẹ, người thân sẽ ảnh hưởng và định hình tính cách của trẻ sau này.

Trẻ lớn lên trong yêu thương và khích lệ sẽ có lòng tự tin mạnh mẽ khi trưởng thành. Đây cũng là phương pháp giáo dục căn bản để bồi dưỡng lòng tự tin, ý chí và tinh thần vươn lên cho trẻ. Giai đoạn đầu non nớt nếu nhận được sự cổ vũ, khích lệ của cha mẹ tâm lý trẻ sẽ được phát triển toàn diện. Đó là lý do những câu nói như “Con giỏi lắm”, “Bé ngoan quá” là rất cần thiết.

Một lời chê bai hay mỉa mai đối với trẻ trong giai đoạn này sẽ có hậu quả nghiêm trọng hơn bạn nghĩ, đừng cho rằng trẻ còn nhỏ không biết gì. Trẻ có thể cảm nhận rất tốt ngay từ khi mới sinh ra.

Mọi thứ đều dễ dàng

Trong khi người lớn luôn lo lắng, sợ con mình bị đau, bị bắt nạt, bị ăn ít, ngủ ít… thì trẻ nhỏ lại hầu như không biết sợ hãi. Giai đoạn đầu đời trẻ cũng không ý thức rằng chuyện đó khó hay dễ, sợ hay không sợ, vì mới mẻ nên chúng hầu như đều thích thú. Hãy “tận dụng” điều này để rèn luyện các thói quen, hành vi và hướng trẻ đến cái mà chúng thích, chúng có khả năng học hỏi và tiếp nhận. Mọi chuyện trong độ tuổi này đều dễ dàng và việc sẵn sàng thử cái mới, không coi việc gì là khó sẽ còn lưu dấu đến khi trẻ lớn lên, tạo tiền đề tốt cho việc học tập và làm việc sau này.

Giáo dục sớm đúng cách: Không bắt con phải "gồng"

Trẻ được tự do khám phá sẽ có khả năng cảm thụ và tiếp nhận cuộc sống từ khi còn nhỏ, làm nền tảng vững chắc cho việc học tập về sau

Học từ cuộc sống

Các hoạt động vui chơi bên ngoài chiếc nôi, cái giường của trẻ là rất quan trọng. Trẻ nhỏ trong giai đoạn đầu đời sẽ phát triển rất nhanh, bản năng đòi hỏi chúng phải vận động, tìm tòi liên tục. Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ sự chú ý, tập trung còn kém, chủ yếu hoạt động theo bản năng nên phải thường xuyên thay đổi sự chú ý của chúng để tạo nên một thế giới phong phú, lý thú quanh trẻ, giúp trẻ tươi vui và ham thích khám phá hơn nữa. Trong quá trình vui chơi ấy, trẻ sẽ tự học hỏi được rất nhiều điều, khi tự mình phát hiện ra cái mới trẻ càng vui thích hơn. Vui chơi rất quan trọng để tập luyện sự mạnh mẽ, nhiệt tình học hỏi và kích thích trí thông minh cho trẻ.

>> Chủ đề liên quan từ cộng đồng:

  • Giáo dục sớm cho bé
  • Giáo dục sớm cho trẻ Giai đoạn từ 0 – 3 tháng

 

 

 

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

FAQs

Julia Phạm

  • Julia Phạm Image

    Xin quý đọc giả lưu ý

    – Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
    – Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *