Giúp bé ngủ ngon bằng lời thầm thì

shape

31 Oct

Cha Mẹ TốtOct 31, 2019

Giúp bé ngủ ngon bằng lời thầm thì

Phương pháp này được trình bày chi tiết trong quyển The Secrets of Baby Whisperer của tác giả Tracy Hogg, được áp dụng khác nhau dựa trên độ tuổi của bé và dành cho bé 3 tuổi trở đi.

Bé từ 3 đến 6 tháng

Đầu tiên, bạn lắng nghe và quan sát những chuyển động, âm thanh bé phát ra, tiếng khóc, tiếng la hay bất kỳ một phát âm nào để hiểu bé đang muốn truyền đạt gì khi chưa biết nói. Chẳng hạn, tiếng khóc ổn định, có nhịp điệu thường báo hiệu bé đói, trong khi tiếng khóc ré kèm theo cử động co, đạp có thể biểu thị cơn đau.

Giúp bé ngủ ngon bằng lời thầm thì

Việc dụi mắt và ngáp cho thấy bé đang mệt và cần được ngủ

Vào 3 tháng tuổi, bé cần khoảng 5 giờ ngủ ban ngày và 10 giờ ngủ ban đêm, sau khi đã thay tã sạch đã được thay và bụng đã no sữa. Khi quan sát thấy dấu hiệu buồn ngủ, mẹ đặt bé vào nôi và chú ý làm cho môi trường xung quanh trở nên yên bình. Mẹ cần cố gắng thiết lập một thói quen ngủ sẽ giúp bé nhanh chóng vào giấc. Bắt đầu với những âm thanh dỗ dành. Nếu bé khóc và làm nũng, mẹ nhẹ nhàng vỗ vào lưng bé để giúp xoa dịu. Nếu vẫn chưa đủ, bồng bé lên một chút, chú ý là không quá 3 phút mỗi lần nhé. Sau đó đặt bé vào nôi trở lại khoảng 2 – 3 phút. Lặp lại việc bế bé và lại đặt vào nôi cho đến khi bé bình tĩnh trở lại. Kiên trì thực hiện thói quen này, qua một thời gian bé sẽ ngủ ngon và liền giấc.

Bé từ 6 đến 8 tháng

Bạn cần điều chỉnh một chút các quy tắc của mình vì bé đã có những thay đổi nhất định. Vào tháng thứ 6, bé dần được cai sữa đêm. Giữa các giấc ngủ ngắn vào ban ngày, mẹ đã có thể kéo dài thời gian cho những việc như thay tã, chơi với trẻ đến 2 giờ liên tục hoặc hơn. Bé có thể đưa tay về phía bạn để biểu đạt mình đang buồn ngủ. Đầu tiên, bạn bế bé lên theo chiều ngang và nói những lời vỗ về dịu dàng trước khi đặt bé vào nôi. Nếu bé có biểu hiện không vui, bạn có thể rời khỏi cũi và tránh nhìn vào mắt khiến bé mất tập trung. Thay vì luôn ở cạnh bên, mẹ nên tập cho bé làm quen với những “người bạn mới” trong phòng ngủ như một chiếc chăn ấm, một món đồ chơi để dần nhận biết được giờ đi ngủ.

Bé trên 8 tháng

Ở độ tuổi này, bé đã bắt đầu chơi và thức nhiều hơn, những giấc ngủ ngày ngắn lại còn khoảng 20 phút đến vài giờ và chỉ ngủ 2 giấc ngắn như vậy vào ban ngày. Bạn đã có thể giúp bé tự điều chỉnh thói quen ngủ của mình. Đặt bé vào nôi và bạn rời đi, không cần bế bé lên trừ khi bé tỏ ra vô cùng khó chịu, ngồi lên hoặc đứng lên. Khi bế bé lên và đặt trở lại vào nôi, bạn nhớ để mặt bé hướng về phía không nhìn thấy bạn. Nếu bé vẫn chưa bình tĩnh lại, mẹ hãy dùng những lời thì thầm, đặt tay lên lưng bé vài phút.

Một số mẹo khác mà mẹ cần biết có thể giúp cải thiện giấc ngủ của bé:

-Hạn chế sử dụng TV: Đặc biệt khi bé có những cơn ác mộng về đêm. TV có thể là một nhân tố gây ra những nỗi sợ hãi về đêm đó, thậm chí khi bạn không nghĩ rằng bé đã xem các chương trình.

-Để ý đến các dấu hiệu mệt của bé. Nếu quá mệt, bé có thể trở nên khó ngủ.

Khi chọn phương pháp này, bạn sẽ không thể áp dụng chiến thuật để bé khóc đến mệt lả và ngủ thiếp đi. Thay vì vậy, cần dỗ bé nín khóc và tạo ra một môi trường an toàn khiến bé yên tâm và ngủ ngon. Điều này sẽ đòi hỏi nhiều thời gian và sự kiên nhẫn để tạo ra những thay đổi tích cực, giúp ích cho việc tạo ra một thói quen độc lập về lâu dài cho bé.


MarryBaby

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

FAQs

Cha Mẹ Tốt

  • Cha Mẹ Tốt Image

    Xin quý đọc giả lưu ý

    – Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
    – Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *