Giúp mẹ bầu nhận biết sớm biểu hiện tiểu đường trong thai kỳ

shape

30 Nov

Julia PhạmNov 30, 2019

Giúp mẹ bầu nhận biết sớm biểu hiện tiểu đường trong thai kỳ

Giúp mẹ bầu nhận biết sớm biểu hiện tiểu đường trong thai kỳTiểu đường là một trong những bệnh nan y nghiêm trọng và khó chữa trị nhất. Vì vậy, thật không may cho nhiều phụ nữ mắc phải căn bệnh này trong lúc mang thai. Nếu phát hiện bệnh tiểu đường sớm, việc điều trị dễ dàng hơn và ngăn bệnh tiến triển nặng đe dọa sức khỏe thai kỳ.

Dưới đây là những chia sẻ về biểu hiện tiểu đường và cách chữa trị bệnh này trong thai kỳ:

1. Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường thai kỳ 

Có khoảng 4% bà bầu bị mắc bệnh tiểu đường. Đây một căn bệnh làm lượng đường trong máu tăng cao. 

Khi bạn bị mắc bệnh tiểu đường ở giai đoạn sau của thai kỳ, trước đó không có tiền sử bệnh này, thì được gọi là bệnh tiểu đường thai kỳ.

Bệnh tiểu đường thai kỳ phát sinh từ nhiều thay đổi về nội tiết tố và các yếu tố khác khi mang thai. Bà bầu mắc bệnh tiểu đường sẽ bị kháng insulin, dẫn đến nồng độ hormone này trong cơ thể thấp, từ đó làm tăng đường huyết.

(Insulin là một loại hormone được tạo ra bởi các tế bào chuyên biệt trong tuyến tụy. Insulin cho phép cơ thể chuyển hóa glucose hiệu quả để tạonăng lượng cho cơ thể). 

Giúp mẹ bầu nhận biết sớm biểu hiện tiểu đường trong thai kỳ

Thiếu insullin ở bà bầu bị tiểu đường

2. Những ảnh hưởng của bệnh tiểu đường đến thai kỳ 

Bà bầu bị bệnh tiểu đường nếu được chăm sóc và điều trị tốt có thể sinh con khỏe mạnh. Tuy nhiên, nếu bạn bị tăng đường huyết liên tục và không được điều trị tốt, thai nhi có thể bị ảnh hưởng như sau:

+ Thai nhi bị tăng đường huyết và trọng lượng nặng hơn bình thường.

+ Thai nhi có nguy cơ bị hạ đường huyết ngay khi chào đời.

+ Nguy cơ mắc bệnh vàng da cao.

+ Tăng nguy cơ mắc hội chứng suy hô hấp và tử vong cao hơn trước hoặc sau khi sinh.

+ Sau khi chào đời bé có nguy cơ bị thừa cân và phát triển bệnh tiểu đường loại 2.

+ Dị tật bẩm sinh.

+ Sảy thai.

Giúp mẹ bầu nhận biết sớm biểu hiện tiểu đường trong thai kỳ

Tiểu đường thai kỳ gây ảnh hưởng đến thai nhi và trẻ khi chào đời

3. Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường trong thai kỳ

+ Béo phì.

+ Tiền sử tiểu đường thai kỳ trong lần mang thai trước. 

+ Tiền sử gia đình mắc bệnh tiểu đường loại 2.

+ Lần sinh trước bé có cân nặng hơn 4kg. 

+ Tiền sử bà bầu mắc hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS). 

+ Bà bầu là người Mỹ gốc Phi, người Mỹ gốc Ấn Độ, người Mỹ gốc Á, người gốc Tây Ban Nha hoặc người gốc đảo Thái Bình Dương.

4. Các biến chứng của bệnh tiểu đường thai kỳ gây nguy hiểm cho bà bầu

+ Bà bầu mắc bệnh tiểu đường có nhiều khả năng phải sinh mổ, một phần do kích thước thai nhi quá lớn.

+ Bệnh tiểu đường thai kỳ có thể làm tăng nguy cơ tiền sản giật, do huyết áp cao và xuất hiện protein trong nước tiểu. 

+ Bà bầu mắc bệnh tiểu đường có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 sau khi mang thai.

Giúp mẹ bầu nhận biết sớm biểu hiện tiểu đường trong thai kỳ

B13à bầu bị bệnh tiểu đường có nguy cơ phải sinh mổ

5. Các biểu hiện tiểu đường trong thai kỳ

Bệnh tiểu đường thai kỳ thường không gây ra bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng đáng chú ý nào. Tuy nhiên, nếu bạn có biểu hiện háo khát tăng hoặc đi tiểu liên tục cũng là dấu hiệu cần chú ý theo dõi.

Để phát hiện tiểu đường, bạn cần nhờ tới các xét nghiệm sàng lọc tiểu đường thai kỳ. Lưu ý, bạn không nên ăn hoặc uống trước khi làm xét nghiệm (ngoại trừ uống nước lọc).

+ Xét nghiệm máu thường được làm giữa tuần 24 và 28 của thai kỳ nhưng nếu có yếu tố rủi ro, xét nghiệm nên làm sớm hơn. 

+ Hoặc bạn có thể làm xét nghiệm glucose đường uống (OGTT). 

+ Hoặc xét nghiệm glycosylated hemoglobin (hemoglobin A1c). Xét nghiệm này để theo dõi mức đường huyết dài hạn ở những người mắc bệnh tiểu đường.

Giúp mẹ bầu nhận biết sớm biểu hiện tiểu đường trong thai kỳ

Làm xét nghiệm tiểu đường

6. Phương pháp điều trị bệnh tiểu đường thai kỳ tại nhà

+ Thay đổi dinh dưỡng là nền tảng chính của việc trị liệu để kiểm soát glucose.

+ Tập thể dục thường xuyên có thể góp phần kiểm soát glucose chặt chẽ.

+ Kiểm tra mức đường huyết ít nhất 4 lần/ngày ở nhà vào những thời điểm cụ thể hoặc sau bữa ăn.

+ Kiểm tra nước tiểu để tìm ketone (chất được tạo ra khi cơ thể chuyển hóa chất béo). Ketone tăng cao khi cơ thể không thể sử dụng glucose làm năng lượng. 

+ Điều trị bằng thuốc insulin nếu cơ thể vẫn không thể kiểm soát được đường huyết khi đã áp dụng chế độ ăn kiêng. Insulin là loại thuốcđược phê duyệt chính thức để điều trị bệnh tiểu đường thai kỳ ở Hoa Kỳ.

7. Chế độ ăn cho bà bầu mắc bệnh tiểu đường

Không có chế độ ăn uống cụ thể nào được khuyến nghị cho phụ nữ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ. Tuy nhiên, bạn nên có kế hoạch cho bữa ăn có thể giúp kiểm soát lượng đường trong máu và tránh các biến chứng.

+ Nên ăn nhiều loại thực phẩm khác nhau.

+ Nên chia đồ ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày. Chẳng hạn một bữa ăn chính bạn có thể chia thành 2-4 bữa ăn nhẹ. 

+ Hạn chế thực phẩm chứa carbohydrate thay bằng thực phẩm giàu chất xơ.

+ Hạn chế tiêu thụ thực phẩm và đồ uống nhiều đường.

+ Ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ như trái cây và rau quả tươi, sản phẩm từ ngũ cốc nguyên hạt. 

+ Không được bỏ bữa ăn.

Giúp mẹ bầu nhận biết sớm biểu hiện tiểu đường trong thai kỳ

Chế độ ăn cho bà bầu bị tiểu đường

8. Bệnh tiểu đường thai kỳ có chữa khỏi được không? 

Hầu hết phụ nữ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ được điều trị vẫn tiếp tục sinh con khỏe mạnh. 

Nguy cơ biến chứng thường chỉ tăng lên khi mức đường huyết không được kiểm soát đúng mức.

Một số phụ nữ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ sẽ phát triển bệnh tiểu đường loại 2 sau khi sinh. Tuy nhiên, bạn có thể ngăn ngừa hoặc giảm bớt bằng cách tuân thủ chế độ dinh dưỡng khoa học, tập thể dục và duy trì cân nặng ổn định. 

Bệnh tiểu đường thai kỳ phổ biến, có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe thai kỳ và sau sinh. Dobiểu hiện tiểu đường ở bà bầu không đáng kể nên mọi người rất khó tự chẩn đoán. Khi mang thai, bạn nên làm các xét nghiệm sàng lọc tiểu đường ở tuần thứ 24 -28. Ở thời điểm này, bác sỹ dễ dàng phát hiện bệnh sớm và có biện pháp điều trị phù hợp, đảm bảo an toàn cho thai nhi và người mẹ. 

Hanako

 

 

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

FAQs

Julia Phạm

  • Julia Phạm Image

    Xin quý đọc giả lưu ý

    – Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
    – Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *