Gợi ý thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi
Các phương pháp ăn dặm phổ biến nhất hiện nay được nhiều mẹ áp dụng gồm có 3 phương pháp: Ăn dặm truyền thống, ăn dặm kiểu Nhật và Baby Led Weaning (bé tự chỉ huy).
Mỗi phương pháp đều có những ưu và nhược điểm riêng theo đó, việc nên lựa chọn cách thức nào sẽ tùy thuộc vào nhu cầu và tình trạng riêng của mỗi gia đình.
Nhằm giúp mẹ có cái nhìn tổng quát, MarryBaby giới thiệu sơ lược về mỗi phương pháp ăn dặm cũng như thực đơn các món ăn kèm theo dành cho bé 6 tháng tuổi.
Trẻ 6 tháng tuổi ăn dặm như thế nào?
Tại thời điểm này, mẹ nên cho bé ăn các thức ăn xay, nghiền nhuyễn. Có thể bắt đầu bằng bột ngũ cốc giàu sắt trộn với sữa mẹ hoặc sữa bột.
Khi bé đã bắt đầu quen với việc ăn các chất rắn, mẹ có thể tiếp tục với các loại trái cây và rau quả và thịt nạc.
- Lượng thức ăn dặm: 1 bữa/ngày
- Lượng sữa bột/sữa mẹ: Tùy theo nhu cầu của bé
- Độ mềm của thực phẩm: Nghiền nhuyễn
Thứ tự các loại thực phẩm cho bé ăn:
- Nhóm 1 Ngũ cốc (Bắt đầu từ cháo trắng nghiền thật nhỏ
- Nhóm 2 Rau củ, quả (Cà rốt, khoai tây, khoai lang, bí đỏ, chuối, bơ)
- Nhóm 3 Thịt lơn, thịt gà nạc
Bé 6 tháng ăn dặm bao nhiêu bữa 1 ngày là đủ?
Trẻ cần được cho ăn dặm ít nhất 3 – 4 lần nhưng bạn không nên cho trẻ ăn ngay từ thời điểm 6 tháng tuổi mà bắt đầu tăng dần từ khi bắt đầu ăn dặm lên đến 6 tháng tuổi.
Để phát triển tốt, trẻ bắt đầu ăn dặm vẫn cần được tiếp tục bú sữa mẹ hàng ngày ít nhất 3-4 lần và ăn từ 2 bữa bột cháo/ngày rồi tăng dần lên 3-4 bữa bột/ngày khi gần 1 tuổi.
Số buổi ăn dặm sẽ tùy thuộc vào thể trạng mỗi bé
Lưu ý là ngay từ khi tròn 6 tháng tuổi, trẻ cần ăn dặm và phải được ăn dặm đúng cách. Cụ thể là cần cho bé tập làm quen với thức ăn dần dần chứ không thể áp dụng một cách trực tiếp và thúc đẩy nhanh quá trình.
Vì mỗi trẻ có một cơ địa khác nhau. Thực phẩm này đối với bé này thì tốt nhưng đối với bé kia có thể khó hấp thụ. Mẹ nên lưu ý kĩ và thử lại với bé sau 1, 2 tuần nếu lần đầu bé không chịu ăn.
Thực đơn cho trẻ ăn dặm 6 tháng phương pháp truyền thống
Đây là phương pháp được nhiều mẹ Việt áp dụng nhất hiện nay.
Phương pháp ăn dặm truyền thống
Nghe đến 2 chữ “truyền thống” chắc hẳn mẹ đã biết phương pháp này đã có từ rất lâu đời.
Với cách chế biến các món ăn dặm truyền thống, mẹ sẽ nấu cháo trắng kết hợp chung với các loại thực phẩm như rau, củ, thịt, cá, tôm… Mọi thứ đều được làm nhuyễn bằng cách xay, tán hoặc ray.
Tùy thuộc vào điều kiện kinh tế cũng như thời gian nhiều hay ít mà mẹ có thể chú trọng đến cách chế biến cũng như thành phần. Khi quá bận rộn mẹ sẽ thường nấu chung cháo với thịt và rau rồi xay nhuyễn và đút con ăn.
Còn nếu thư thả hơn, cách thức thực hiện sẽ phức tạp hơn một chút chẳng hạn:
- Nấu cháo riêng, chế biến thực phẩm luộc, xào, hấp như thế nào để đảm bảo giữ được nhiều chất.
- Thường xuyên thay đổi nhiều loại thực phẩm khác nhau để mang đến sự mới lạ cho bé.
Phương pháp ăn dặm truyền thống luôn được các mẹ Việt tin chọn từ nhiều năm qua
Gợi ý thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi kiểu truyền thống
1. Cháo thịt bò măng tây
Nguyên liệu
- Nửa bát cháo trắng
- 1 cây măng tây
- 10g thịt bò
- Dầu ăn (ô liu, dầu mè)
- 1 tép tỏi nhỏ
Cách thực hiện
- Rửa sạch sẽ thực phẩm bằng nước lạnh, măng tây lấy phần non cắt khúc
- Thịt bò băm nhuyễn. Khi đã chuẩn bị xong thì bắt nồi lên bếp cho ít dầu ăn và tỏi vào phi thơm.
- Cho thịt bò, măng tây vào xào đều đến khi chín thì tắt bếp, đợi nguội rồi mang đi xay nhuyễn. (Có thể cho vào cháo xay chung)
- Nấu cháo thật nhuyễn rồi cho hỗn hợp trên vào, dùng đũa khuấy đều vài phút rồi tắt bếp.
- Sau đó múc ra bát và bắt đầu cho bé thưởng thức.
2. Cháo tôm, rau chân vịt
Nguyên liệu
- Nửa bát cháo trắng
- 3 con tôm
- 1 nắm rau chân vịt (lấy phần lá)
- Dầu ăn
Cách thực hiện
- Tôm bóc vỏ, làm sạch hết gân đen ở sống lưng, rau rửa sạch
- Sau đó xay hoặc băm nhỏ tôm và rau nhớ để riêng
- Xào tôm trước rồi cho cháo vào nấu, để lửa nhỏ nấu liu riu cho tôm mềm
- Khi gần chín mới cho rau chân vịt vào.
- Khuấy đều đợi 1 lúc là được.
Các loại bánh ăn dặm cho bé phù hợp theo từng độ tuổi
Khi được 6 tháng tuổi, trẻ sẽ bắt đầu ăn dặm. Các loại bánh ăn dặm cho bé là lựa chọn lý tưởng có thể cung cấp một số chất dinh dưỡng cần thiết cho bé vào những bữa ăn phụ trong ngày. Tuy nhiên mẹ cũng cần chú ý một số vấn đề khi chọn loại thực phẩm này cho bé thưởng thức.
Thực đơn cho bé ăn dặm 6 tháng tuổi kiểu Nhật
Thực đơn và phương pháp ăn dặm kiểu Nhật khá phù hợp với trẻ em Việt Nam.
Phương pháp ăn dặm kiểu Nhật
Đây là phương pháp được rất nhiều mẹ ưa chuộng và áp dụng bởi nó mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời như: Trẻ có khả năng ăn thức ăn thô sớm, làm quen tốt với mùi vị của từng loại thực phẩm, tạo cho bé thói quen tự lập…
Khi mới bắt đầu ăn dặm, món đầu tiên mà bé được ăn chính lá cháo nhuyễn 1:10 (1 gạo : 10 nước) và tỷ lệ này sẽ thay đổi khi bé lớn dần.
Thực phẩm được chế biến riêng biệt không trộn lẫn vào nhau để giúp bé nhận biết được mùi vị cũng như mẹ có thể biết bé dị ứng với những gì. Mỗi bữa ăn phải đảm bảo đủ 3 nhóm thực phẩm (tinh bột, đạm và vitamin) và luôn thay đổi nguyên liệu.
Phương pháp này cầu kỳ hơn theo kiểu truyền thống. Do đó, mẹ phải mất khá nhiều công sức cũng như thời gian để chuẩn bị và chế biến. Thay vào đó nếu thành công kết quả sẽ ngoài sức tưởng tượng của mẹ.
Gợi ý thực đơn cho bé ăn dặm 6 tháng tuổi kiểu Nhật
1. Cháo rau bina
Nguyên liệu:
- 2 muỗng lớn cháo trắng (30ml)
- 2 muỗng nhỏ rau bina
- Dầu ô liu
Cách thực hiện:
- Rau bina rửa sạch rồi mang đi luộc sau đó nghiền hoặc ray qua lưới.
- Cháo trắng khi đã được nấu nhuyễn thì thêm rau bina vào.
- Cho thêm ít dầu ăn và đợi sôi 1 lúc là được.
Ăn dặm kiểu Nhật, các món ăn sẽ được chế biến riêng biệt, không trộn lẫn vào nhau
2. Cháo cà rốt
Nguyên liệu
- 2 muỗng cháo trắng khoảng 30ml
- 2 muỗng cà rốt
- Dầu ăn
Cách thực hiện
- Cà rốt rửa sạch, luộc hoặc hấp chín rồi nghiền nhuyễn và rây qua lưới lấy khoảng 10ml
- Sau đó cho vào cháo trắng tán nhuyễn, thêm dầu ăn
Thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi kiểu tự chỉ huy
Phương pháp này còn gọi là ăn dặm blw. Đây là phương pháp tiến bộ từ phương Tây có thể rèn luyện cho bé thói quen chủ động và yêu thích ăn uống.
Phương pháp ăn dặm tự chỉ huy
Đây là phương pháp ăn dặm khá mới mẻ bắt nguồn từ các nước phương Tây, theo đó bé sẽ tự ăn theo một cách chủ động và tham gia bữa ăn đầu tiên của mình cùng với gia đình.
Thức ăn của bé cũng được mẹ nấu riêng cho từng món nhưng khác với phương pháp truyền thống và kiểu Nhật là bé sẽ ăn ngay thức ăn thô thay vì cháo xay nhuyễn.
"Điểm danh" các loại gia vị an toàn cho bé ăn dặm
Không muốn ảnh hưởng đến sức khỏe của bé, mẹ nói "không" với hầu hết các loại gia vị khi nấu ăn cho con. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, ngoại trừ muối, đường, bột ngọt, vẫn còn nhiều loại gia vị khác giúp món ăn của bạn thêm đậm đà và không gây hại cho bé
Bé ngồi trên ghế ăn và có thể sử dụng hai tay thoải mái, bé tự quyết định lựa chọn các món ăn được bày trên bàn ăn mà không có sự can thiệp của mẹ. Và thời gian kết thúc bữa ăn cũng là do bé quyết định.
Phương pháp ăn dặm bé tự chỉ huy mang đến nhiều lợi ích như giúp bé ăn và phát triển kỹ năng một cách tự nhiên, sử dụng ngón tay, bàn tay và miệng để tìm hiểu về thức ăn.
Giúp bé học cách kiểm soát thức ăn với những kích thước, hình dạng, độ thô mịn khác nhau. Bé được học cách nhai ngay từ những ngày đầu tập ăn.
Nhược điểm của phương pháp này là bé sẽ chưa thật sự ăn ngay khi bắt đầu mà đa phần chỉ chơi đùa, bốc quăng ném lung tung. Điều này làm mẹ sẽ phải mất khá nhiều thời gian để dọn dẹp.
Ngoài ra, trẻ còn dễ bị hóc nghẹn khi ăn phải đồ cứng vì vậy mẹ cần đặc biệt quan sát.
Ngày đầu tiên khi ăn dặm bé sẽ được ăn ngay thức ăn thô
Thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi kiểu tự chỉ huy
1. Cà rốt hấp
Để khởi động mẹ có thể cho bé ăn món cà rốt hấp. Hãy cắt cà rốt thành từng thanh nhỏ vừa với tay cầm của trẻ. Sau đó luộc hoặc hấp cho đến khi chín nhừ là được.
2. Thịt gà luộc
Thịt gà sau khi làm sạch mẹ mang đi luộc hoặc hấp cho thật nhừ, xé nhỏ thành từng sợi để cho bé dễ cầm.
Bên cạnh chọn cách cho bé ăn dặm, xây dựng thực đơn… mẹ cần lưu ý về vệ sinh thực phẩm vì tỷ lệ rối loạn tiêu hóa cao nhất ở lứa tuổi trẻ ăn dặm.
Mẹ cần chú ý rửa và giữ sạch dụng cụ làm bếp và bát đũa khi chuẩn bị thức ăn cho trẻ, cần cho trẻ ăn trong vòng hai giờ sau khi nấu.
Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé
Xin quý đọc giả lưu ý
– Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
– Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.