Hăm tã, hãy tránh xa!
1/ Chủ động phòng chống, hăm tã tránh xa
Khi trẻ bị hăm tã, thường xuất hiện những dấu hiệu sau: đỏ da ở vùng quấn tã và xung quanh bộ phận sinh dục.Vùng da đỏ có thể bắt đầu từ hậu môn của bé sau đó lan dần ra tới mông và đùi, da căng và có lốm đốm đỏ. Nặng hơn có thể loét đỏ, chảy nước, chảy máu, diễn tiến có mủ. Trẻ bị hăm da thường đau lúc đi tiêu, quấy nhiều, thậm chí kém ăn, ít ngủ dẫn đến sụt cân.
Thật ra, nguyên nhân chủ yếu gây hăm tã là do da trẻ sơ sinh rất mỏng manh, cơ chế bảo vệ còn non yếu nên khó chống lại sự tấn công của các tác nhân gây hăm. Da bé thiếu đi lớp màng bảo vệ cần thiết trong khi phải thường xuyên tiếp xúc với các tác nhân kích ứng như enzyme trong phân hay nước tiểu. Bên cạnh đó là sự cọ xát với tã giấy trong môi trường ẩm ướt càng làm cho hăm tã nặng hơn.
Để phòng ngừa hăm tã rất đơn giản, chỉ cần bố mẹ chú ý thay tã thường xuyên cho bé. Sau khi tắm hoặc cho mỗi lần thay tã, bố mẹ nhớ vệ sinh cho bé sạch sẽ, lau khô và thoa thuốc mỡ cho toàn bộ khu vực quấn tã bao gồm mông, bộ phận sinh dục bé và đặc biệt là khu vực tiếp xúc với mép tã giấy. Chỉ với động tác đơn giản là thoa thuốc chống hăm trước khi quấn tã, hăm tã sẽ hoàn toàn tránh xa làn da mềm mại của bé yêu.
Hăm tã tránh xa, bé yêu thoải mái say giấc nồng
2/ Truy tìm “hiệp sĩ” bảo vệ mông bé tốt nhất
Vì da của trẻ rất mỏng và nhạy cảm nên mẹ nên cần chọn loại thuốc chống hăm thật hiệu quả nhưng phải an toàn và dễ sử dụng trên da trẻ. Mẹ nên chọn sản phẩm ngừa hăm tã với các thành phần lành tính, duy trì được độ ẩm cho da. Hạn chế chọn các loại thuốc bôi có hương thơm, vì tá dược tạo mùi hương có thể gây kích ứng trên da trẻ. Ngoài ra cũng nên chú ý chỉ chọn sản phẩm chứa các hoạt chất đã được chứng minh là an toàn cho da trẻ và không chứa các chất bảo quản, chất khử trùng, tạo màu…
Hiện nay, có nhiều dạng thuốc ngừa hăm tã dùng ngoài da cho trẻ bán ngoài hiệu thuốc như: dạng dầu, dạng mỡ, dạng kem, dạng bột… Trong đó, thuốc bôi dạng mỡ được các nghiên cứu chứng minh là có tác dụng vượt trội nhất trong việc hình thành “lớp màng ngăn cách” chống hăm tã. Thuốc mỡ có dạng bào chế nước trong dầu, giúp tạo thành lớp màng bảo vệ hiệu quả, lại không tan theo nước tiểu của chính bé nên hình thành “lớp màng bảo vệ” bền bĩ. Đồng thời, thuốc mỡ lại rất dễ bôi rửa, không gây trầy xước da bé, không gây khó chịu cho bé khi lau rửa, vệ sinh.
Hướng dẫn ông bố thay tã cho bé
Dù là bố hay là mẹ cũng nên thạo việc thay tã cho bé để giúp đỡ nhau khi cần thiết. Cùng thực hành thay tã cho bé cùng nhé.
Để thêm phần an tâm với “hiệp sĩ bảo vệ” mông bé, mẹ có thể chọn loại thuốc mỡ có chứa bộ đôi tác động kép Lanolin và Dexpanthenol. Lanolin (chiết xuất từ mỡ cừu) được ví như “bức tường thành” tạo màng ngăn cách bảo vệ da bé trước những kích ứng từ phân hay nước tiểu. Hoạt chất này có cấu tạo lipid gần gũi với bã nhờn của người nên không ngăn cản quá trình thở của da bé. Da bé sẽ luôn thoáng khí. Đồng thời hoạt chất Dexpanthenol (chất tiền vitamin B5) lại có khả năng tác động sâu, điều trị các sang thương da từ bên trong. Với bộ đôi tác động kép nàu, mẹ sẽ yên tâm vì làn da của bé yêu được bảo vệ và nâng niu mỗi ngày.
Click vào hình để tham khảo thêm thông tin chi tiết về thuốc mỡ Bepanthen
Để cập nhật những kiến thức và phương pháp giúp làn da của con luôn được mịn màng, khô thoáng và an toàn cả ngày, cha mẹ có thể tham khảo Fanpage Hơi Thở Cho Làn Da Bé tại https://www.facebook.com/HoiThoChoLanDaBe. Để hình dung hăm tã có thể ảnh hưởng đến con như thế nào nếu cha mẹ không chú ý đề phòng, cha mẹ có thể xem clip hài Vì sao đưa em đến tại: https://www.youtube.com/watch?v=sFp_HbwD0bA |
>>> Xem thêm chủ đề liên quan:
- Làm thế nào để phòng ngừa và chữa hăm tã cho con?
- Rửa nuớc lá chè xanh giúp chống hăm tã
MarryBaby
Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé
Xin quý đọc giả lưu ý
– Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
– Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.