Hết lo đầy bụng khi mang thai!

shape

30 Sep

Martin NguyenSep 30, 2019

Hết lo đầy bụng khi mang thai!

Hiện tượng đau bụng trên kèm đau ngực, hay còn gọi là đầy bụng khi mang thai, làm bà bầu khó chịu mỗi khi ăn uống. Nguyên nhân của triệu chứng này do đâu? Làm cách gì để ngăn ngừa và cải thiện? Mẹ bầu nên tham khảo ngay những thông tin hữu ích sau đây!

Hết lo đầy bụng khi mang thai!

Khi ngủ, bầu nên gối đầu cao để không bị khó chịu do chứng đầy bụng

1/ Nguyên nhân gây đầy bụng khi mang thai

Theo Đông y, tình trạng đầy bụng, đầy hơi, khó tiêu gọi chung là bĩ mãn, với nguyên nhân thường thấy là do chế độ ăn uống không hợp lý làm trì trệ quá trình tiêu hóa thức ăn trong dạ dày, ruột. Nếu để lâu không điều trị, tình trạng trướng bụng, ợ hơi, buồn nôn thường xuyên sẽ gây ảnh hưởng đến cảm giác ngon miệng, làm bầu ăn uống kém, từ đó ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.

Ăn quá nhiều thực phẩm chế biến, chiên xào, nhiều dầu mỡ, uống nhiều cà phê, nước trái cây đóng hộp, nước có gas, nạp thức ăn nhiều gia vị, đường và tinh bột chính là những nguyên nhân gây ra chứng đầy bụng khi mang thai bà bầu cần tránh xa.

2/ Cách cải thiện chứng đầy bụng cho bà bầu

Ngủ phải đúng thế

Kê gối cao, kê thêm một chút dốc ở dưới lưng khi ngủ sẽ giúp giảm bớt sự khó chịu do chứng đầy hơi, trướng bụng gây ra.

Hết lo đầy bụng khi mang thai!

Mang thai: Ngủ cũng phải đúng thế
Nghiêng về phía bên phải khi nằm ngủ được xem là tư thế đúng và tốt nhất. Vì tim nằm bên trái, nằm nghiêng bên phải sẽ giúp máu lưu thông tốt hơn, làm giảm áp lực cho tim. Nhưng một điều lạ là rất nhiều mẹ bầu được khuyên nên nằm nghiêng bên trái? Trái hay phải mới tốt cho mẹ đây?

Tránh xa thuốc lá

Chẳng phải do hút thuốc, chỉ cần ngửi khói thuốc thôi, tình trạng đầy bụng của mẹ bầu cũng trở nên trầm trọng hơn. Khói thuốc gây đảo lộn dịch dạ dầy, từ đó làm cảm giác đầy bụng càng thêm khó chịu hơn.

Chia nhỏ bữa ăn

Thay vì ăn 3 bữa chính quá nhiều và no trong ngày, bầu nên chia nhỏ bữa ăn, khoảng 5-6 bữa để giảm chứng đầy hơi thai kỳ. Khi ăn, cố gắng nhai kỹ, từ từ và chậm rãi. Hạn chế vừa ăn vừa uống, nên uống trước hoặc sau bữa ăn.

Vận động nhẹ nhàng

Tuyệt đối không nằm ngay sau khi ăn, thay vào đó cố gắng vận động nhẹ nhàng, tốt nhất là đi bộ sau khi ăn 1 tiếng để kích thích tiêu hóa.

3/ Thực phẩm giúp giảm đầy bụng khi mang thai

Ớt giúp kích thích cảm giác ngon miệng, giúp nhanh chóng tiêu hóa thức ăn. Tuy nhiên, ăn cay nhiều quá không tốt, đặc biệt là lúc dạ dày trống rỗng. Mẹ bầu nên ăn kèm với các bữa mặn chính trong ngày để kích thích cơ quan vị giác nhé.

Hành vị cay, tính bình, không độc, giúp hoạt huyết, kích thích ra mồ hôi, lợi tiểu, giúp tăng sự bài tiết, ngăn ngừa vi trùng đường ruột. Mẹ bầu ăn canh, món xào hay hấp, có thể bỏ thêm hành để giảm bớt sự khó chịu do đầy bụng gây ra.

Củ cải có vị ngọt, tính bình, giúp chữa rối loạn tiêu hóa, tức ngực, trướng bụng. Ngoài chế biến làm thức ăn, bạn có thể nấu nước uống tử củ hoặc lá của củ cải để giảm đầy bụng.

Gừng là vị thuốc tự nhiên rất thân thiện với hệ tiêu hóa, giúp cải thiện chứng kém ăn, khó tiêu, đau bụng. Mẹ bầu có thể dùng gừng chế biến với thức ăn, hoặc sắt lát mỏng để pha nước uống.

Hạt tiêu đen kích thích dạ dày tiết a-xít hydrochloric, chất giúp tiêu hóa các protein và nhiều thành phần khó tiêu khác trong dạ dày. Thiếu a-xít này, thức ăn bị tồn đọng, không được tiêu hóa hết, gây ợ nóng, khó tiêu, đầy hơi.

Tía tô dùng để sắc nước uống cũng rất tốt cho hệ tiêu hóa, đặc biệt với hiện tượng khó tiêu.

MarryBaby

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

FAQs

Martin Nguyen

  • Martin Nguyen Image

    Xin quý đọc giả lưu ý

    – Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
    – Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *