Hô biến" chứng đau xương chậu khi mang thai

shape

31 Dec

Julia PhạmDec 31, 2019

Hô biến" chứng đau xương chậu khi mang thai

Những cơn đau này không chỉ do tăng cân mà còn do sự thay đổi về hình dáng cũng như các hóc-môn nội tiết tố trong cơ thể lúc này. Tuy nhiên, mẹ bầu sẽ thường cảm thấy khó chịu nhất là vùng xương chậu của mình vì đây là nơi sẽ gánh chịu nhiều áp lực của cơ thể.

"Hô biến" chứng đau xương chậu khi mang thai

3 tháng cuối thai kỳ là giai đoạn vùng chậu của mẹ bầu trở nên đau đớn hơn rất nhiều

Nguyên nhân đau xương chậu khi mang thai

Áp lực và cảm giác khó chịu ở vùng xương chậu là “tác dụng phụ” thông thường của việc mang thai. Ngoài ra, điều này còn tùy thuộc vào vị trí, tư thế và cân nặng của thai nhi nữa.

Bạn cứ tưởng tưởng: Trước đây khu vực này là “vườn không nhà trống, giờ đây lại có một em bé cỡ 3-3,5kg, lớn hơn kích thước cho phép xin “tạm trú” nên việc tạo ra áp lực lên khu vực này là điều khó tránh khỏi. Áp lực lên vùng chậu, xung quanh tử cung sẽ ngày càng tăng lên theo quá trình phát triển của thai nhi và việc cơ thể phải “nới rộng ra” sẽ thực sự làm cho mẹ bầu đau đớn.

Để thích nghi với sự phát triển của thai nhi, tử cung của mẹ sẽ cần phải lớn theo. Và vì vậy mà tử cung sẽ cần “đất” rộng hơn để ở. Điều này sẽ làm gia tăng áp lực lên vùng xương chậu. Ngoài ra, dây chằng vùng xương chậu cũng sẽ phải giãn căng ra khi mang thai nên thai phụ sẽ càng thấy đau xương chậu

Thai 36 tuần, bé đã xoay đầu và ở vị trí thấp nhất, sẵn sàng chào đời. Đây sẽ là đỉnh điểm cho những cơn đau và cảm giác khó chịu ở mẹ bầu. Việc máu dồn về khu vực xương chậu nhiều hơn và các dây thần kinh hoạt động cao độ tại đây cũng sẽ làm tăng thêm cảm giác khó chịu.

"Hô biến" chứng đau xương chậu khi mang thai

Bài tập cực hiệu quả giúp giảm đau lưng khi mang thai
Đau lưng khi mang thai làm bà bầu khó chịu mỗi khi di chuyển, ngồi hay đứng. Làm sao để trị tận gốc tình trạng này và ngăn nó “di căn” sau khi sinh?

Triệu chứng đau khung xương chậy SPD là gì?

Biểu hiện chính của triệu chứng này là đau lưng, hông và vùng chậu cùng với sự nhức nhối xung quanh vùng mông. Một số mẹ sẽ được trải nghiệm “ trọn gói” những biểu hiện này và một số sẽ chỉ trải qua một hay hai biểu hiện mà thôi.

Nếu đã “trót dính” vào triệu chứng này, ngay cả những hoạt động đơn giản nhất thường ngày cũng có thể làm cho cơn đau trở nên tệ hơn. Từ việc đi đứng, nằm đến ngồi cũng sẽ làm cho các mẹ thấy khá đau đớn và các mẹ sẽ có cảm giác như thể sự đau nhức có thể hiện diện trong mọi cử động của mình.

Đau xương chậu khi mang thai có nguy hiểm?

Ở một mức độ nào đó thì những cơn đau và áp lực là chuyện bình thường, tuy nhiên, các mẹ cũng cần biết mức độ “báo động”, sự can thiệp của y tế là điều rất quan trọng, nhất là áp lực vùng chậu trong thai kỳ.

Áp lực lên vùng chậu sẽ bắt đầu khá sớm và cảm giác không thoải mái sẽ xuất hiện khoảng một vài tháng sau. Khi cảm thấy có cơn đau nhói như thể vùng chậu thắt lại, mẹ bầu nên đi khám vì đây có thể là dấu hiệu co thắt chuyển dạsớm.

Một số dấu hiệu nguy hiểm khác mà các mẹ bầu cũng cần lưu ý như chảy máu âm đạo, rỉ nước ối nhiều, chuột rút hay các cơn đau co thắt. Và nếu thấy bé có những chuyển động bất thường hay ngừng hoạt động, mẹ cần đi kiểm tra ngay.

Kiểm tra sức khỏe định kỳ để được các bách sĩ sản khoa thăm khám, tư vấn nhằm đảm bảo một thai kỳ khỏe mạnh, an toàn.

"Hô biến" chứng đau xương chậu khi mang thai

Đương đầu với những khó chịu khi mang thai
Nuôi dưỡng một sinh linh trong bụng cũng đồng nghĩa với cuộc tổng tấn công của hàng tá những cơn đau vật lý khó chịu. Mẹ bầu phải làm sao để giảm bớt những tác dụng phụ này?

Đối phó với áp lực vùng chậu trong thai kỳ

Có khá nhiều cách mà các mẹ bầu có thể áp dụng để giảm hiện tượng đau hông khi mang thai. Đó là:

  • Nghỉ ngơi: Vào những tuần cuối thai kỳ, mẹ bầu nên nằm nghỉ càng nhiều càng tốt, nằm nghiêng một bên hoặc nằm ngửa rồi nâng cao đầu và chân giống như tư thế đang ngồi
  • Di chuyển nhẹ nhàng: Mẹ bầu có thể đi lại, bơi hay tập một số bài vận động một cách nhẹ nhàng để giúp kéo căng cơ lưng và cơ bụng
  • Chườm nước: Đắp những miếng gạc nóng và lạnh lên vùng bị bị đau cũng là một cách an toàn mà các mẹ có thể thử để giảm đau và cách này có thể thực hiện trong mọi tư thế từ đứng đến ngồi.
  • Mang đai hỗ trợ thai phụ: Đây là một dây đai nhằm nâng đỡ “ba lô đội ngược” của bạn, nhờ đó giảm được tải trọng mà vùng chậu phải “gồng gánh” nên áp lực lên vùng này cũng giảm đi. Các mẹ nên nhờ bác sỹ tư vấn xem mình nên mua loại nào và mua ở đâu cho yên tâm.

 

"Hô biến" chứng đau xương chậu khi mang thai

Đai hỗ trợ có thể giúp mẹ bầu giảm bớt áp lực vùng chậu

  • Mát xa: Các mẹ bầu có thể trải nghiệm dịch vụ mát xa chuyên nghiệp dành cho bà bầu và nhờ các huấn luận viên tư vấn thêm một số phương pháp thay thế khác như châm cứu chẳng hạn
  • Tắm nước ấm: Đây là một giải pháp truyền thống nhằm giúp cho các cơ bắp được giải phóng, thư giãn trong vài phút

Điều gì làm tăng nguy cơ mắc chứng đau khung xương chậu khi mang thai?

Nếu mẹ bầu gặp triệu chứng đau vùng xương chậu khi mang thai thfi có thể xuất phát từ những nguyên nhân như sau:

  • Mẹ mang giày cao gót nhiều. Vì vậy cần tránh mang các thể loại giày có gót, ưu tiên mang giày đế bằng và thấp
  • Tư thế ngồi và đứng chưa đúng. Mẹ nên sử dụng một số nệm hỗ trợ khi cần.
  • Mang vác vậy nặng ở một bên cơ thể
  • Nhiều hoạt động có liên quan đến các cơ vùng chậu
  • Khi cảm thấy đau hay không thoải mái, không thay đổi tư thế ngồi hay nằm

Một số điều cần biết về triệu chứng đau xương chậu khi mang thai

Đau xương chậu ở phụ nữ mang thai là một triệu chứng rất phổ biến ở phụ nữ mang thai và đến nay, các chuyên gia vẫn chưa xác định chính xác những nguyên nhân nào dẫn đến triệu chứng này. Nó có thể là do sự thay đổi về tư thế, hình thể hay sự điều chỉnh nồng độ hóc-môn relaxin ở các khớp để phù hợp với việc nâng đỡ em bé…

Đau xương chậu khi mang thai khá phổ biến. Theo thống kê cứ 5 người mang thai thì có 1 người sẽ mắc phải triệu chứng đau vùng xương chậu khi mang thai này trong suốt 40 tuân thai kỳ và được điều trị càng sớm thì cảm giác đau nhức sẽ mau thuyên giảm hơn.

MarryBab

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

FAQs

Julia Phạm

  • Julia Phạm Image

    Xin quý đọc giả lưu ý

    – Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
    – Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *