Hô biến" trái cây thành món ăn dặm mới lạ cho bé 8-10 tháng
Ngoài các loại trái cây đã được giới thiệu trong giai đoạn 4-6 tháng hay 6-8 tháng tuổi, các bé từ 8-10 tháng tuổi sẽ được tiếp cận với nhiều loại trái cây hơn. Đặc biệt, trong giai đoạn này, mẹ đã có thể cho bé ăn trực tiếp các loại trái cây hoặc biến tấu theo nhiều cách mới lạ. Chắc hẳn, với 11 món sau đây, việc cho bé ăn dặm sẽ không làm khó mẹ được nữa.
Vẫn là xoài, nhưng với cách chế biến mới lạ sẽ giúp bé ngon miệng hơn
1/ Việt quất
Nguyên liệu:
– Khoảng 500gr việt quất tươi hay đông lạnh
– ½ cốc nước
Cách làm:
Bước 1: Đổ nước vào nồi rồi đun sôi, sau đó cho việt quất vào và để sôi liu riu trong vòng 15 phút cho đến khi việt quất mềm
Bước 2: Dùng vá múc có lỗ để vớt việt quất ra bằng dằm/xay nát rồi lấy phần nước còn lại sau khi luộc việt quất để pha loãng cho bé dễ ăn
Bước 3: Cho thêm bột ngũ cốc để hỗn hợp đặc hơn
Phần nước còn lại sau khi luộc việt quất có thể dùng làm nước uống hoặc trộn với ngũ cốc cho bé ăn. Trong giai đoạn này, một số bé đã có thể tự bốc việt quất để ăn tươi mà không cần xay nhuyễn.
2/ Hỗn hợp Việt quất Sốt táo
Nguyên liệu:
– 1 cốc việt quất tươi hay đông lạnh
– 2 trái táo vừa
Các làm:
Bước 1: Gọt vỏ, bỏ lõi và cắt táo thành hột lựu
Bước 2: Cho táo và việt quất vào nồi rồi đổ 1 cốc nước vào, sau đó đem đun sôi
Bước 3: Khi nước sôi, hạ lửa để hỗn hợp sôi liu riu khoảng 15 phút hay đến khi trái cây mềm
Bước 4: Dằm hoặc xay nhuyễn, sau đó cho thêm sữa chua hoặc bột ngũ cốc vào trộn đều.
Từ việt quất, mẹ có thể biến tấu thành nhiều món ăn dặm hấp dẫn cho bé cưng
3/ Hỗn hợp Đào Việt quất
Nguyên liệu:
– 1 cốc việt quất tươi hay đông lạnh
– 2 trái đào
– ¼ cốc yến mạch
Cách làm:
Bước 1: Gọt vỏ, bỏ hột rồi cắt đào thành hột lựu
Bước 2: Cho tất cả nguyên liệu vào nồi cùng với ½ cốc nước
Bước 3: Đem hỗn hợp đun sôi rồi để sôi liu riu khoảng 15 phút hay cho đến khi trái cây mềm và yến mạch hút hết nước, liên tục khuấy đều hỗn hợp trong quá trình nấu
Bước 4: Dằm hoặc xay nhuyễn trước khi cho bé ăn. Hoặc mẹ có thể thêm sữa chua hoặc bột ngũ cốc rồi trộn đều.
4/ Sữa chua Chuối Việt quất
Nguyên liệu:
– 1 cốc việt quất
– 1 trái chuối
– 1 cốc sữa chua
– 2 muỗng canh mầm lúa mì
Cách làm:
Bước 1: Xay nhuyễn việt quất hoặc cho vào lò vi sóng quay khoảng 30 giây.
Bước 2: Cho việt quất, chuối, sữa chua vào máy xay nhuyễn cho bé ăn dặm. Ngoài ra, mẹ cũng có thể cho sữa chua, chuối, việt quất và mầm lúa mì ra đĩa nhỏ để cho bé tự xúc ăn.
5/ Kiwi
Bước 1: Chọn kiwi chín rồi gọt vỏ
Bước 2: Dùng nỉa dằm nát kiwi rồi thêm bột ngũ cốc vào nếu muốn hỗn hợp đặc hơn
Lưu ý: Khi cho bé từ 8-10 tháng tuổi ăn kiwi, mẹ không cần phải nấu chín hoặc bỏ hạt. Trong giai đoạn này, các bé đã có thể ăn trực tiếp trái cây và thức ăn lợn cợn.
6/ Hỗn hợp Kiwi Chuối Xoài
Nguyên liệu:
– 1 trái kiwi chín đã gọt vỏ và cắt hột lựu
– ½ trái chuối chín đã lột vỏ
– ½ trái xoài chín đã gọt vỏ và cắt hột lựu
Cách làm:
Trái cây sau khi nghiền nhuyễn, thêm một ít sữa chua hoặc bột ngũ cốc vào. Cho vào máy xay để hỗn hợp được trộn đều 1 lần nữa.
Có nên ngừng ăn dặm vì bé bị ốm?
Việc cho bé làm quen với thực phẩm dạng đặc thường không dễ dàng như nhiều mẹ vẫn hình dung. Đặc biệt, với những trường hợp khi bé bị sốt hay bị bệnh nói chung thì mẹ rất dễ đưa ra quyết định tạm ngừng ăn dặm. Điều này có cần thiết hay không?
7/ Các loại dưa (dưa lưới, dưa hấu, dưa bở)
Bước 1: Lấy ¼ cốc dưa đã được gọt vỏ, loại bỏ tì vết, bỏ hạt, chín mềm và cắt nhỏ. Tùy sở thích, mẹ có thể chọn dưa lưới, dưa hấu, dưa bở…
Bước 2: Dùng nĩa dằm nát rồi thêm ngũ cốc vào để làm cho hỗn hợp đặc lại và mềm mịn hơn
Lưu ý: Với dưa, mẹ không cần phải nấu chín và sẽ cho bé ăn khi bé đã quen ăn trực tiếp trái cây. Dưa có thể được hấp hơi cho đến khi thịt dưa mềm rồi đem ray/xay nhuyễn và điều này không làm ảnh hưởng đến chất lượng món ăn.
8/ Kem chuối sữa chua mới lạ cho bé
Nguyên liệu:
– 1 cốc chuối xay nhuyễn (hay 2 trái chuối chín mùi)
– 1 cốc yogurt
Cách làm:
Bước 1: Xay nhuyễn chuối và sữa chua để có được hỗn hợp dẻo mịn
Bước 2: Đổ hỗn hợp vào các khay làm nước đá rồi cho vào ngăn đông cho đến khi đông lại. Sau đó lấy 1-2 cục “đá” ra rồi cho vào lưới ăn an toàn rồi cho bé mút dần dần.
Lưới an toàn sẽ bảo vệ bé khỏi nguy cơ mắc nghẹn khi ăn những miếng thức ăn lớn
9/ Kem xoài thơm ngon
Nguyên liệu:
– ¾ cốc nước ép đào hay nước lọc
– 2 ½ cốc xoài đông lạnh
– 3 cốc sữa chua
Cách làm:
Bước 1: Xay nhuyễn hỗn hợp cho đến khi dẻo mịn
Bước 2: Đổ hỗn hợp ra khay làm nước đá rồi bỏ vào tủ lạnh cho đến khi đông lại. Sau đó lấy 1-2 cục “đá” ra rồi cho vào lưới ăn an toàn của bé rồi cho bé mút dần dần.
10/ Kem đá Táo
Nguyên liệu:
– 5 cốc táo táo đã gọt vỏ và cắt lát
– 1 cốc nước
– ¾ cốc nước ép táo (100% làm từ táo)
– 1 giọt nước cốt chanh
Cách làm:
Bước 1: Cho táo, nước và nước ép táo vào một cái nồi rồi đun sôi liu riu cho đến khi táo mềm (khoảng 20 phút). Sau đó cho vào máy xay nhuyễn rồi nhỏ 1 giọt nước cốt chanh vào và xay tiếp cho đều
Bước 2: Đổ hỗn hợp vào dụng cụ làm đá cỡ lớn và cho vào tủ lạnh cho đến khi đông lại. Khi hỗn hợp bắt đầu đông, lấy hỗn hợp ra rồi cho vào máy xay cho đến khi tạo được các cục “đá” nhỏ nhỏ và hỗn hợp tơi xốp hơn. Sau đó đổ vào khay làm đá và cho vào đông lạnh lại lần nữa.
Bước 3: Lấy 1-2 cục kem đá rồi cho vào lưới ăn an toàn và cho bé mút ăn dần. Nếu bé thích được cầm trực tiếp kem đá ăn, mẹ có thể cho bé ngồi vào ghế ăn và “tự xử” theo cách của riêng mình.
11/ Đậu hủ trái cây
Nguyên liệu:
– 100gr đậu hủ
– 1 trái chuối chín đã lột vỏ
– ¼ cốc việt quất, đào và dâu đông lạnh
– 3 muỗng canh mầm lúa mì
Cách làm:
Bước 1: Xay nhuyễn hỗn hợp
Bước 2: Đổ ra chén rồi đút hay rải lên trên mặt bánh nướng cho bé ăn. Món này rất phù hợp khi bắt đầu tập cho bé ăn bằng muỗng vì hỗn hợp khá sệt nên sẽ tránh được tình huống thức ăn do lỏng quá hay trơn quá sẽ trôi tuột vào họng bé. Mẹ cũng có thể đổ vào khay làm đá, cho vào tủ lạnh đông lại làm thành món kem đá cho bé dùng.
Những điều mẹ nên biết khi cho bé ăn dặm
Ăn dặm là giai đoạn mẹ bắt đầu để bé làm quen với các loại thức ăn thô. Trong giai đoạn này, bên cạnh sữa mẹ hoặc sữa công thức, bé sẽ tiếp xúc dần dần với các loại thức ăn mới có nhiều mùi vị và kết cấu khác nhau với mục tiêu khi tròn 1 tuổi, bé sẽ ăn được nhiều nhóm thực phẩm
Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé
Xin quý đọc giả lưu ý
– Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
– Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.