Khả năng thụ thai thay đổi thế nào qua thời gian?

shape

31 Jan

Julia PhạmJan 31, 2020

Khả năng thụ thai thay đổi thế nào qua thời gian?

Mỗi phụ nữ được sinh ra với một số lượng trứng nhất định. Khi tuổi lớn dần lên, số trứng này sẽ già đi theo bạn, chất lượng lẫn số lượng đều giảm đi. Và tuổi tác là một yếu tố mà chúng ta không thể kiểm soát được. Do đó, việc mang thai sớm luôn tốt hơn mang thai trễ.

Không chỉ riêng độ tuổi của người mẹ mà tuổi của ông bố cũng sẽ ảnh hưởng đến khả năng thụ thai chung của cả hai. Nó cũng tác động đến khoảng thời gian phải chờ đợi, đến tỷ lệ sảy thai và sức khỏe của bé sau này.

Tuổi càng cao, bạn càng phải chờ lâu

Cùng với tuổi tác, khoảng thời gian phải chờ đợi để thụ thai sẽ tăng lên, khả năng thành công cũng sẽ giảm đi. Như đã đề cập ở trên, nguy cơ sảy thai, biến chứng trong thai kỳ và khi sinh con cũng sẽ tăng lên.

Dưới đây là một vài con số để bạn dễ hình dung:

  • Nếu không sử dụng thụ tinh nhân tạo, ở tuổi 32, cơ hội thụ thai của một người phụ nữ sẽ giảm từ từ nhưng rõ rêt.
  • Từ tuổi 35 trở đi, khả năng mang thai sẽ giảm nhanh chóng.
  • Đến tuổi 40, khả năng mang thai giảm chỉ còn 1 nửa.
  • Bước vào tuổi 30, cơ hội thụ thai ở mỗi chu kỳ vào khoảng 20%, nhưng vào tuổi 40 thì con số này chỉ còn lại 5%.

Khả năng thụ thai thay đổi thế nào qua thời gian?

Hình ảnh so sánh khả năng thụ thai hàng tháng khi người mẹ ở tuổi 30 và 40

 

  • Bất kể độ tuổi của người mẹ, nguy cơ sảy thai sẽ tăng cao nếu người bố đã quá tuổi 45.
  • Nếu người phụ nữ dưới 25 tuổi, và người đàn ông cũng vậy, chỉ mất khoảng 4,5 tháng để có thai, trong khi đó, với cùng độ tuổi của người phụ nữ và người đàn ông đã ngoài 40.
  • Ngay cả với việc thụ tinh nhân tạo, người bố có tuổi trên 41 có nguy cơ thất bại cao hơn 5 lần.
  • Giữa tuổi 20 và 80, số lượng và khả năng di chuyển của tinh trùng sẽ giảm dần đi.

Ngoài ra, những đứa trẻ được sinh ra bởi những ông bố ở tuổi ngoài 40 cũng có nguy cơ bị rối loạn tự kỷ cao hơn những bé có bố ở độ tuổi 30.

Những nguy cơ mà một mẹ bầu lớn tuổi phải đối mặt

Các biến chứng dễ xảy ra ở mẹ bầu muộn có thai hơn so với những người có thai ở độ tuổi ngoài 20. Các mẹ dễ phải sinh mổ hơn, và thường trải qua thai kỳ với ít nhiều phiền toái từ tiểu đường thai kỳ, nhau tiền đạo, nhau bong non…

Thai nhi của những mẹ bầu lớn tuổi cũng có tỷ lệ mang gen bất thường hoặc dị tật bẩm sinh cao hơn. Điều tương tự cũng xảy ra với độ tuổi của bố.

Khả năng thụ thai thay đổi thế nào qua thời gian?

Con mắc dị tật bẩm sinh do cha lớn tuổi
Nam giới đừng trì hoãn quá lâu mới có con, bởi theo tuổi tác, tế bào tinh trùng có những biến đổi về gen dẫn đến các bệnh lý di truyền nguy hại khôn lường.

Người mẹ ở tuổi 35 có nguy cơ bị thai chết lưu cao hơn đến 2.5 lần so với người mẹ ở tuổi trẻ hơn. Vào tuổi 40, nguy cơ này tăng lên gấp 5 lần so với những người mẹ có thai trước tuổi 35.

Đối với lứa tuổi 40, nguy cơ sảy thai cũng cao hơn so với tỷ lệ thai nhi sống sót.

 

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

FAQs

Julia Phạm

  • Julia Phạm Image

    Xin quý đọc giả lưu ý

    – Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
    – Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *