Khám sức khỏe định kỳ cho trẻ sơ sinh: Bé 2 tháng tuổi
Mẹ cần lưu tâm vấn đề sức khỏe nào của bé giai đoạn 2 tháng tuổi?
Trong lần khám sức khỏe định kỳ cho bé 2 tháng tuổi, bác sĩ có thể quan tâm đến những vấn đề sau:
- Cân nặng và số đo của con bạn để chắc rằng bé đang phát triển khỏe mạnh, tốc độ phát triển đều đặn
- Kiểm tra nhịp tim và hô hấp của bé
- Kiểm tra các biểu hiện mắt và tai của bé
- Số đo kích cỡ đầu để đánh dấu sự lớn mạnh của não bé.
- Chích ngừa miễn dịch tổng thể cho bé 2 tháng tuổi (một số loại vắc-xin nên chích ngừa cho bé: chủng ngừa bệnh viêm gan B mũi 3; bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt mũi 1; viêm màng não mủ, viêm phổi… do Hib mũi 1).
- Đề cập đến bất kỳ vấn đề gì liên quan đến sức khỏe của bé (như trớ sữa, mụn sữa, và chứng phát ban là các biểu hiện thông thường thời gian này)..
- Theo dõi xem bé có xuất hiện những vảy nhờn trên da đầu – dân gian gọi nôm na là cứt trâu – hay không
- Tư vấn cho bạn các câu hỏi liên quan đến việc cho con bú và bắt đầu đi làm lại.
- Tìm hiểu về sự phát triển của bé 2 tháng tuổi, tính khí và biểu hiện của bé.
Mẹ đừng quên lần khám sức khỏe định kỳ của bé 2 tháng tuổi nhé
Chuẩn bị cho những câu hỏi của bác sĩ trước khi khám sức khỏe định kỳ:
- Bé ngủ thế nào? Khá nhiều bé 2 tháng tuổi bắt đầu ngủ nhiều hơn vào ban đêm. Giấc ngủ ban đêm thậm chí có thể kéo dài từ 4 đến 5 tiếng. Bé sẽ ít ngủ vào ban ngày. Các bé có thể vẫn ngủ trung bình từ 14 đến 16 tiếng một ngày.
- Bé ăn khi nào? Ăn thế nào và thường ăn gì? Hầu hết bé 2 tháng tuổi vẫn cứ cách 3 tiếng ăn một bữa, dù cho trẻ có thể bắt đầu ăn ít hơn thường sau tháng này. Bác sĩ hỏi về việc cho trẻ ăn để xác định rõ xem liệu con bạn đã bú đủ và lớn mạnh hay không.
- Vấn đề tiêu hóa của bé thế nào? Phân mềm là tốt nhất, nhưng màu phân có thể biến đổi. Phân nhão hay phân vón cục là dấu hiệu của thiếu nước, hoặc dấu hiệu của táo bón. Hãy nói với bác sĩ nếu bạn lưu ý điều này.
- Bé khóc ra sao? Nếu bé đặc biệt gắt gỏng hay đau bụng, bác sĩ có thể sẽ tư vấn cho bạn cách dỗ bé. Bạn nên theo dõi và quan sát quá trình thay đổi. Nhiều bé bắt đầu ổn định vào khoảng 8 tuần.
- Bé kiểm soát cử động đầu như thế nào? Kiểm soát cử động đầu là một trong những mốc phát triển quan trọng của bé. Thời điểm hiện tại bé đã có thể giữ đầu khi lật?
- Bé đã có thể chống tay chưa? Đây là sự phát triển về thể chất cũng như kỹ năng phối hợp của bé, kỹ năng này có thể sẽ xảy ra trong tháng này hoặc các tháng tiếp. Đây là bước đệm cho kỹ năng lẫy của bé sau đó. Bé sẽ thuần thục vào khoảng tháng thứ 4.
- Bé hưởng ứng thế nào khi bạn trò chuyện cùng bé? Bé con 2 tháng tuổi của bạn có thể hóng chuyện và nói ọ ẹ. Đó là bước đầu trong sự phát triển khả năng nói của bé.
- Bé có hay cười không? Hầu hết các bé đều cười rất tươi ở tháng tuổi này. Đó là một trong những mốc phát triển kỹ năng xã hội sớm nhất của bé.
- Bạn có lưu ý bất kỳ biểu hiện bất thường nào về mắt hay cách bé nhìn mọi vật? Bác sĩ có thể sẽ kiểm tra cấu trúc, sự liên kết của mắt và khả năng dịch chuyển đúng của mắt trẻ.
- Thính giác của bé như thế nào? Thính giác được hoàn chỉnh từ khi mới sinh ra, nên nếu bé không hướng theo các âm thanh, đặc biệt là tiếng nói của người thân, bạn nên lưu ý với bác sĩ.
- Cử động tay chân của bé như thế nào? Cho đến giờ, bé sẽ thoải mái hơn một chút so với khi còn trong bụng mẹ. Chân của bé sẽ dần hạ xuống khi bé nằm ngửa. Nếu bé quá thả lỏng, bạn cảm thấy như bé dễ dàng tuột khỏi vòng tay bạn hoặc cử động không đều, hãy nói với bác sĩ.
- Cho bé tập nằm sấp mỗi sáng? Bắt đầu ngay từ ngày đầu sau sinh, khi bé thức giấc vào buổi sáng. Thời gian nằm sấp sẽ trợ giúp bé yêu trong quá trình học lẫy, lật, thậm chí biết bò nhanh hơn. Điều này cũng giúp tránh cho đầu và gáy của bé bị bè.
Bạn có thể tải mẫu câu hỏi tại đây
Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé
Xin quý đọc giả lưu ý
– Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
– Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.