Khám sức khỏe định kỳ cho trẻ sơ sinh: Bé 9 tháng tuổi

shape

30 Sep

Cha Mẹ TốtSep 30, 2019

Khám sức khỏe định kỳ cho trẻ sơ sinh: Bé 9 tháng tuổi

Mẹ cần lưu tâm vấn đề sức khỏe nào của bé giai đoạn 9 tháng tuổi?
Trong lần khám sức khỏe định kỳ cho bé 9 tháng tuổi, bác sĩ có thể kiểm tra những vấn đề sau:

  • Cân nặng và số đo của con bạn để chắc rằng bé đang phát triển khỏe mạnh, tốc độ phát triển đều đặn. Nếu bé phát triển chậm một chút, đừng lo lắng vì hầu hết các bé ở độ tuổi này đang dần ổn định với chuẩn mực của bước phát triển lâu dài.
  • Kiểm tra nhịp tim và hô hấp của bé.
  • Kiểm tra các biểu hiện mắt và tai của bé.
  • Số đo kích cỡ đầu để đánh dấu sự phát triển của não bé.
  • Chích ngừa mũi miễn dịch tổng thể nào còn thiếu cho bé. Cũng có thể cho bé uống vắc-xin ngừa cúm nếu đang là mùa cảm cúm.
  • Ghi chú lại xem bé trông như thế nào. Các bé ở độ tuổi này hầu hết đều trông bụ bẫm và tròn trịa, nhiều bé nọng cằm và các ngấn ở bắp đùi, bắp tay của bé.
  • Hãy chắc chắn rằng bé trông không quá xanh xao vì da xanh xao có thể là dấu hiệu của thiếu sắt trong máu.
  • Giải đáp những thắc mắc về vitamin cần bổ sung cho trẻ. Hầu hết các bé không cần thêm vitamin, nếu có thì là vitamin D. Bạn nên cho con bạn uống thêm vài giọt vitamin D nếu bé không uống thêm sữa công thức.
  • Trao đổi về những vấn để sức khỏe bao gồm cả cách xử lý cảm lạnh và tiêu chảy nhẹ và những dấu hiệu cho biết bé bị nhiễm bệnh bạch hầu thanh quản hoặc nhiễm trùng tai.
  • Trao đổi về sự phát triển của bé, tính khí và biểu hiện của bé.

Khám sức khỏe định kỳ cho trẻ sơ sinh: Bé 9 tháng tuổi

Bé 9 tháng tuổi của bạn đã nói được những gì? Cho bác sĩ biết trong lần khám sức khỏe định kỳ tới nhé.

Chuẩn bị cho những câu hỏi của bác sĩ trước khi khám sức khỏe định kỳ:

Bé ngủ như thế nào? Ở tháng thứ 9, bé có thể sẽ thường thức dậy vào ban đêm. Bé nhớ thời gian vui vẻ cùng chơi với mọi người vào ban ngày nên sẽ khó ngủ lại. Trong buổi khám sức khỏe định kỳ, bác sĩ dễ dàng cho bạn lời khuyên hữu ích nếu được cung cấp những thông tin như bé thường ngủ bao lâu và ngủ khi nào. Hầu hết bé 9 tháng tuổi ngủ từ 10 đến 11 tiếng ban đêm và 3 đến 4 tiếng vào ban ngày.

Bé ăn như thế nào? 9 tháng tuổi, bé đã có thể bắt đầu tự cầm hoặc bốc ăn. Nói với bác sĩ nếu con bạn gặp vấn đề với việc ăn dặm hay uống nước từ bình nhựa có tay cầm.

Bé đã biết bò chưa? Đến bây giờ, bé đã có thể bò hoặc trườn hay rướn, đẩy, chồm người về phía trước ? Nếu chưa biết làm những động tác đó, bé sẽ sớm bắt đầu thực hiện thôi.

Bé đã nói được những gì? Bé hầu như có thể bập bẹ một vài âm tiết nghe giống từ có nghĩa. Bé thậm chí còn có thể nói được “mama” và “dada”, mặc dù nhiều trẻ vẫn chưa thể làm được điều đó ở tuổi này.

Đồng thời, cho bác sĩ biết con bạn đã hiểu được những gì? Hiện bé đã có thể phản ứng lại khi nghe ai gọi tên bé hay một vài từ thường được nghe khác. Nếu bé không nói được từ nào hoặc không nói được như trước, nhớ trao đổi với bác sĩ khi đi khám sức khỏe định kỳ.

Bé có hay chỉ những vật xung quanh? Giai đoạn từ 9 đến 12 tháng tuồi, hầu hết các bé bắt đầu chỉ trỏ những vật trong tầm quan sát của bé như chó mèo và đồ chơi. Đó là cách bé giao tiếp với bạn bằng ngôn ngữ cử chỉ. Đây là một mốc quan trọng trong sự phát triển kỹ năng ngôn ngữ của bé.

Bé thích chơi những trò chơi nào? Hầu hết các bé 9 tháng tuổi thích những trò bắt chước như ú òa, vui thú khi đập phá đồ chơi. Đó là tất cả những biểu hiện khám phá thế giới xung quanh của bé.

Các kỹ năng vận động của bé phát triển như thế nào?
Kỹ năng vận động tinh: Bé đang học cách dùng ngón cái và ngón trỏ để cầm những vật dụng dù là nhỏ nhất. Bé cũng thích dùng các ngón trỏ để chọc vào vật và khám phá chúng.

Kỹ năng vận động thô: Bé đã có thể dùng sức của đôi chân để tự đứng dậy hoặc khi bạn đỡ bé đứng lên. Nếu bé chưa thể nâng người lên bằng tay khi đang nằm, bò trườn, hoặc nếu bé gần như chỉ dùng một bên mình nhiều hơn bên còn lại, hãy nói với bác sĩ.

Bé phản ứng trước người lạ như thế nào? Nhiều bé 9 tháng tuổi thường giãy nảy hoặc không chịu theo người lạ. Chúng bám lấy gần ba mẹ, người thân trong gia đình và thận trọng với người mà chúng không biết.

Bạn có lưu ý bất kỳ điểm bất thường nào về mắt hay cách bé nhìn mọi vật? Bác sĩ có thể sẽ kiểm tra cấu trúc, sự liên kết của mắt và khả năng dịch chuyển đúng của mắt trẻ.

Thính giác của bé như thế nào? Nếu bé không hướng theo các âm thanh, hãy lưu ý nói với bác sĩ trong lần khám sức khỏe định kỳ. Càng phát hiện sớm các bất thường về khả năng nghe của bé, vấn đề này càng sớm có phương án điều trị và được xử lý tốt hơn.

Xem xét các vấn đề an toàn cho bé? Bé đã di chuyển được nhiều hơn cũng là lúc bạn phải rà soát lại những khu vực có thể gây nguy hiểm cho bé như cạnh bàn, ổ điện, hoặc các loại thuốc đã được cất cao hoặc đóng nắp chặt hay chưa.

Kỹ năng vận động tinh và vận động thô là gì?
Kỹ năng vận động được chia làm hai nhóm, kỹ năng vận động tinh và kỹ năng vận động thô:

Kỹ năng vận động thô (gross motor skills): là sự phát triển và phối hợp của các nhóm cơ lớn của cơ thể trẻ, bao gồm khả năng lăn, bò trườn, xoay cơ thể, đi, chạy, đá chân, ném, vung tay, kéo, đẩy, leo trèo… Trẻ phát triển kỹ năng vận động thô trước kỹ năng vận động tinh.

Kỹ năng vận động tinh (fine motor skills): là khả năng điều khiển bàn tay và các ngón tay như cầm nắm đồ chơi, xoay, vặn, siết… Kỹ năng vận động tinh là cơ sở để trẻ phát triển khả năng nghệ thuật của đôi tay sau này.

Bạn có thể tải mẫu câu hỏi tại đây

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

FAQs

Cha Mẹ Tốt

  • Cha Mẹ Tốt Image

    Xin quý đọc giả lưu ý

    – Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
    – Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *