Khi nào bé có thể tập ăn gia vị?

shape

31 Jan

Julia PhạmJan 31, 2020

Khi nào bé có thể tập ăn gia vị?

Mọi bà mẹ trẻ đều đối mặt với thách thức giúp bé yêu làm quen với các loại gia vị khác nhau. Có thể cục cưng sẽ rất thích các món ăn đậm đà tùy vào những gì bạn từng ăn trong quá trình nuôi con. MarryBaby sẽ đồng hành cùng bạn trên bước đường giúp trẻ trải nghiệm các mùi vị và thích thú với bữa ăn lạ miệng.

Khi nào bé có thể tập ăn gia vị?

Giúp món ăn thêm đậm đà hấp dẫn, nhưng các loại gia vị có thực sự an toàn cho bé cưng?

1/ Khi nào thức ăn cho bé có thể thêm gia vị?

Nếu vẫn đang dự tính để con làm quen với các loại gia vị, mẹ cần cân nhắc những yếu tố sau:

-Trẻ có thể thử nếm nhiều vị khác nhau ngay khi bé bắt đầu dùng tay bốc thức ăn.

-Nếu cục cưng đã hơn một tuổi, bạn có thể bắt đầu ngay.

2/ Thêm gia vị vào thức ăn cho bé: Những điều cần lưu ý

Đầu tiên, thử đánh giá mức độ ưa thích của bé với các gia vị cụ thể. Mách bạn một vài bí quyết để đảm bảo nhiệm vụ đưa bé đến với thế giới gia vị và các mùi vị khác nhau sẽ trôi chảy:

-Tuân thủ quy tắc chờ đợi 4 ngày kinh điển. Nó có nghĩa là bạn cần kiểm tra các phản ứng trong khoảng thời gian 4 ngày sau khi cho bé tập ăn bất kỳ món ăn mới nào.

-Bắt đầu để bé làm quen cùng gia vị bằng một lượng thức ăn thật nhỏ, ưu tiên cho những loại nhẹ nhàng hơn.

-Kiểm tra phản ứng của con với vị này.

-Nếu bé thích thú, mẹ có thể dần dần tăng cường vị đó.

-Điều đó sẽ giúp bạn tìm ra và nhận dạng bất kỳ phản ứng chống đối nào ở trẻ nếu bé chưa sẵn sàng để tiếp nhận các món ăn nhiều gia vị.

3/ Thử nghiệm nhiều gia vị khác nhau: Tưởng khó mà dễ!

Mẹ sẽ thấy rất vui trong vai trò quan sát các phản ứng của trẻ trước sự thay đổi mùi vị. Bạn có thể đều đặn thêm gia vị vào những bữa ăn của bé, một khi đã nhận biết những gì bé thích và không thích. Hãy giới thiệu cho bé làm quen với nhiều mùi vị khác nhau bằng cách thực hiện  bất kỳ điều nào sau đây:

-Rắc tiêu đã xay nhuyễn vào món cháo bột yến mạch.

-Thêm một chút vị rau thơm oregano cho món mì pasta hoặc pizza của con.

-Bổ sung mùi vị Địa Trung Hải (nồng nàn, đậm đà) vào món ăn bốc tay bé luôn yêu thích.

-Chuẩn bị các món thịnh soạn và thêm một món được nêm hơi nhiều gia vị.

-Rải chút ớt chuông đã nghiền nát lên món súp của bé.

-Để dành một mẩu ớt nhỏ trong lúc chuẩn bị thức ăn và đặt sang một bên.

Khi nào bé có thể tập ăn gia vị?

Bé cưng có đang "quá tải" muối, đường?
Tùy vào khẩu vị của từng người, nhưng nhìn chung, khi nấu ăn hầu hết mẹ nào cũng "ngẫu hứng" với một chút đường, muối, bột nêm... Việc làm tưởng chừng như vô hại này thực tế lại đang gây ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của bé yêu, nhất là với các bé dưới 1 tuổi

4/ Thảo mộc và gia vị nào an toàn cho con?

Dưới đây là danh sách các thảo một và gia vị an toàn cho trẻ nhỏ mà mẹ có thể nghiền nhỏ và cho vào thức ăn của con

-Tỏi

-Húng quế

-Vỏ chanh

-Quế

-Hạt nhục đậu khấu

-Bột cà ri (loại dịu nhẹ)

-Gừng

-Lá hương thảo

-Cây vani

-Cây bạc hà

-Cây thì là

4/ Làm thế nào để biết liệu bé có phản đối loại gia vị nào đó?

Có thể bé yêu nhà bạn không thích gia vị nồng. Mẹ sẽ hiểu ra rằng con chưa sẵn sàng ăn gia vị nếu trẻ biểu lộ một trong các dấu hiệu sau:

-Bé có thể tiếp tục thích món ăn nhạt hoặc nguyên chất.

-Cục cưng có thể bị trào ngược dạ dày thực quản nếu các gia vị kích thích đường tiêu hóa của bé.

Trước tiên phải đảm bảo bạn đã thử qua các gia vị khác nhau theo liều lượng nhỏ và xem con phản ứng thế nào. Đừng thúc giục bé nếm gia vị nếu con không thích thú. Thảo luận chi tiết với bác sĩ nhi khoa của con để biết thêm nhiều biện pháp đưa gia vị vào thức ăn rắn.

Khẩu vị của trẻ không ngừng thay đổi khi con lớn lên từng ngày. Có thể bé sẽ chịu khám phá những mùi vị khác nhau và phát triển sở thích sau này. Bạn phải cố gắng khiến gia vị trở nên hấp dẫn với cục cưng nhà mình.

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

FAQs

Julia Phạm

  • Julia Phạm Image

    Xin quý đọc giả lưu ý

    – Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
    – Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *