Khi nào trẻ sơ sinh bắt đầu vỗ tay, chỉ tay và vẫy tay?

shape

12 Apr

Martin NguyenApr 12, 2020

Khi nào trẻ sơ sinh bắt đầu vỗ tay, chỉ tay và vẫy tay?

Trẻ sơ sinh lớn lên từng ngày vốn là điều đáng mừng hơn là cuộc cạnh tranh với con nhà người ta. Nhưng điều đáng tiếc nhất là các bậc phụ huynh vẫn ghé tai nhau và hỏi: ” Tại sao bé nhà tôi chậm phát triển? Tại sao bé chưa làm được hành động này?”

Bé vỗ tay, chỉ tay, và vẫy tay chào như một cột mốc

Bé tập nói trước khi học cách sử dụng đôi bàn tay một cách khéo léo. Điều này thường làm nhiều phụ huynh thắc mắc và lo lắng. Nhưng các bác sĩ nhi khoa cũng cho rằng thời điểm bé bắt đầu chỉ hay vẫy tay có thể thay đổi, thường là trong giai đoạn từ 8-12 tháng.

Vỗ tay, vẫy tay và chỉ tay được coi là cột mốc phát triển quan trọng để bác sĩ xác nhận tầm nhìn của bé và phát triển kỹ năng vận động. Tuy nhiên đừng đổ lỗi cho bản thân nếu con của bạn chưa làm được cả ba điều này. Đó vốn không phải lỗi của cha mẹ.

Khi nào trẻ sơ sinh bắt đầu vỗ tay, chỉ tay và vẫy tay?

Mỗi trẻ sơ sinh có một cột mốc phát triển khác nhau, mẹ đừng vội so sánh

Một vài đứa trẻ thường phát triển chậm hơn bạn bè cùng trang lứa. Ngay cả Einstein huyền thoại đã bị nhầm là trẻ chậm phát triển khi biết nói rất trễ. Nhưng nếu bạn thực sự muốn khuyến khích những mốc quan trọng này, hãy thử một trong các phương pháp sau:

  • Trò chuyện với con: Đừng quên nói lời chào tạm biệt với con của bạn khi ra khỏi nhà. Khi bé làm điều gì đó tốt đẹp đừng quên khen thưởng bằng cách vỗ tay và dạy bé cách giữ hai bàn tay và vỗ tiếng kêu.
  • Khuyến khích bé khám phá bằng tay: Chọn đồ chơi xếp hình hay lắp ghép để bé có thể sử dụng thành thạo đôi tay của mình. Cho bé chơi đàn piano đồ chơi và nhấn các nút nhạc. Hoặc hỏi bé xem bé thích đồ chơi nào và dạy bé chỉ ngón tay trỏ của mình để lấy nó.
  • Tăng cường nhận dạng bằng ngón tay: Dạy cho bé vị trí của mắt, mũi và miệng của bé. Hãy để bé chỉ ra chúng trên khuôn mặt của mình và sau đó xác định trên khuôn mặt của bạn. Làm cho trò chơi này trở thành một trò chơi thú vị để củng cố nhận dạng.

Các yếu tố có thể trì hoãn sự phát triển của một đứa trẻ

Để quá trình nuôi dạy con trở nên dễ dàng và giúp bé bắt kịp đà phát triển cùng các bạn bè cha mẹ cần phải biết chính xác các yếu tố phổ biến làm chậm sự phát triển của trẻ, đặc biệt là chỉ tay, vẫy tay và vỗ tay.

Dưới đây là 4 yếu tố chính:

Vấn đề thị lực

Thị lực của trẻ sơ sinh phát triển ngay từ khi còn là thai nhi bé bỏng. Sau khi sinh bé có thể nhìn thấy khuôn mặt mẹ nếu ở gần đủ mức. Tầm nhìn thay đổi dần và nhìn rõ ràng mọi vật xung quanh khi được 6 tháng tuổi. Các kỹ năng vận động phối hợp mắt và cơ thể nên được phát triển trước khi con bạn tròn một tuổi.

Nếu con bạn không thích sử dụng bàn tay của mình lúc 12 tháng tuổi trở lên, có thể là do thị lực kém. Em bé của bạn có thể không quá quan tâm đến những gì tay bé có thể làm vì đơn giản là không nhìn thấy chúng rõ ràng.

Những đứa trẻ sinh non mắc các vấn đề về thị lực cao hơn. Nếu con bạn gặp khó khăn trong việc phân biệt khuôn mặt hoặc đồ chơi, hãy để bác sĩ nhi khoa hoặc bác sĩ nhãn khoa để được kiểm tra.

Bé tự học nhưng không tự biểu hiện

Bé không thích vẫy tay hay vỗ tay mà thay vào đó là những biểu hiện đặc trưng khác theo cách riêng của mình. Bé có lẽ chỉ thích đập tay vào đồ chơi mình muốn thay vì chỉ tay. Cũng có thể bé đã học nói từ sỡm nên chẳng thấy chẳng việc gì phải chỉ tay khi hoàn toàn có thể hét lên để thu hút sự chú ý của cha mẹ.

Vỗ tay, chỉ và vẫy tay là tất cả các kỹ năng trẻ có thể học được từ cha mẹ. Nhưng đôi khi, bé tự học tất cả, nhưng hầu hết thời gian, bạn phải chỉ cho bé cách sử dụng đôi bàn tay khéo léo.

Khi nào trẻ sơ sinh bắt đầu vỗ tay, chỉ tay và vẫy tay?

Khuyến khích bé hoạt động đôi tay nhiều hơn, bé sẽ sớm biết vỗ tay hay vẫy tay chào

Yếu tố di truyền

Em bé sơ sinh của bạn phải được kiểm tra kỹ lưỡng và sàng lọc trẻ sơ sinh để loại trừ các yếu tố di truyền. Các chẩn đoán như chứng loạn dưỡng cơ và hội chứng Down có thể ảnh hưởng đáng kể đến sự phát triển của trẻ.

Nếu bạn nghi ngờ con mình trở nên vụng về hơn bình thường và đã chậm trễ các kỹ năng vật lý và giao tiếp, hãy đưa bé đến bác sĩ nhi khoa.

Tự kỷ

Tự kỷ có thể được chẩn đoán bằng các dấu hiệu nhận biết đặc biệt. Hành vi kỳ quặc điển hình của chứng tự kỷ có thể được quan sát sớm nhất là 9-12 tháng tuổi. Các dấu hiệu sớm của chứng tự kỷ có thể bao gồm thiếu tiếp xúc bằng mắt và không tuân theo ngón tay chỉ của cha mẹ.

Đứa trẻ cũng có thể đã bỏ lỡ các cột mốc vỗ tay hay vẫy tay chào. Bé không có hứng thú chơi với những cha mẹ và không quan tâm đến việc bắt chước âm thanh hoặc cử chỉ. Có rất nhiều yếu tố góp phần vào chứng tự kỷ. Nhưng nếu đứa trẻ của bạn thể hiện một hoặc nhiều dấu hiệu này, hãy thông báo cho bác sĩ.

Khi nào trẻ sơ sinh bắt đầu vỗ tay, chỉ tay và vẫy tay?

Dấu hiêu nhận biết trẻ tự kỷ
Các dấu hiệu của hội chứng của trẻ tự kỷ thường xuất hiện sớm từ những năm đầu đời, thường là khi bé được vài tháng tuổi. Đó cũng là khó khăn giúp bạn khó phân biệt được đâu là tự kỷ, đâu là phát triển thể chất của bé.

Những cột mốc phát triển của trẻ sơ sinh luôn rất rõ ràng. Nếu bé không theo kịp hoặc có biểu hiện chậm so với nhiều bạn bè cùng trang lứa và bạn lo lắng, đừng ngại ngùng cùng bé đế trung tâm nhi khoa để kiểm tra.

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

FAQs

Martin Nguyen

  • Martin Nguyen Image

    Xin quý đọc giả lưu ý

    – Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
    – Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *