Không còn hăm tã, bé khỏe mẹ vui!
Xác định đúng nguyên nhân để nhanh chóng chấm dứt tình trạng hăm tã mà con đang phải gánh chịu mẹ nhé!
5 nguyên nhân dẫn đến hăm tã ở trẻ
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng hăm tã ở trẻ nhỏ, nhưng tựu chung đều xuất phát từ 5 nguyên nhân chủ yếu dưới đây.
1. Do nước tiểu/ chất thải đọng lại quá lâu
Để nước tiểu, phân lưu trú quá lâu trong tã (khoảng 1,5h trở lên) sẽ là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn sinh sôi. Lý do, vi khuẩn rất thích môi trường ẩm ướt và ấm áp mà khoảng không giữa bỉm và bộ phận nhạy cảm của trẻ lại đáp ứng đầy đủ hai điều kiện này. Vì vậy, cha mẹ nên chú ý thay tã cho con thường xuyên, đừng để tã “nặng trĩu” mới thay để phòng ngừa vi khuẩn tấn công làn da của bé và gây hăm tã cho con mẹ nhé!
2. Da còn ẩm sau khi tắm
Có thể do vội vã mặc quần áo cho con để phòng chống cảm lạnh mà mẹ đã bỏ qua 1 điều là da con vẫn còn chưa khô hẳn dù mẹ đã quấn khăn phủ kín. Nước vẫn cần một khoảng thời gian nhất định để bốc hơi. Do đó, mẹ nên chắc chắn rằng da bé đã khô hoàn toàn rồi mới tiến hành mặc tã. Bởi cũng giống nguyên nhân trên, da còn ẩm, môi trường ấm nóng sẽ dễ phát sinh vi khuẩn.
3. Lạm dụng phấn rôm
Mùi thơm êm dịu của phấn rôm càng làm cho “sức hấp dẫn” của con trẻ tăng lên. Tuy nhiên, thực tế cho thấy chính lớp phấn mịn màng này lại là một trong những nguyên nhân khiến làn da bé trở nên mẫn cảm và hiện tượng hăm tã dễ xảy ra.
Lý do, phấn rôm nếu dùng quá nhiều sẽ làm bít tắc lỗ chân lông, gây khó khăn cho việc “thở” của da. Hơn nữa, vào mùa Hè, khí hậu nóng nực, bé dễ ra mồ hôi. Mồ hôi kết hợp cùng phấn càng khiến cho làn da “ngộp thở” và phản ứng lại bằng những nốt mẩn đỏ, thậm chí gây hăm tã nếu mẹ sử dụng cho vùng kín của bé.
4. Da bé kích ứng với thành phần của tã
Làn da mong manh của bé rất dễ phản ứng với những vật chất không thân thiện với lớp “áo khoác” ngoài cùng của cơ thể. Đólà do đường viền tã quá thô ráp hay đường thun ở xung quanh bó vào đùi bé quá chặt đều có thể gây ảnh hưởng đến làn da bé. Nếu vấn đề này không được bố mẹ phát hiện sớm, hiện tượng da đỏ kích ứng hay hăm tã chính là cách làn da báo hiệu cho bố mẹ biết về điều này.
5. Thực phẩm có thể là nguyên nhân khiến hăm tã trở nặng
Có vẻ khó tin nhưng đây cũng là nguyên nhân mẹ nên nghĩ đến sau khi đã loại trừ hết tất cả nguyên nhân trên. Nếu xét thấy nguyên nhân này “có vẻ đúng”, mẹ nên loại trừ những loại trái cây có tính a-xít cao như cam, quýt, cà chua… để cải thiện tình hình. Thay thế bằng những loại trái ít chua hơn như nho, đu đủ, táo…
Cách nhận biết trẻ bị hăm tã
Trẻ thường bị hăm tã ở khu vực “tam giác’’ bởi đây là khu vực trẻ luôn bị bó buộc bởi đủ kiểu tã từ tã vải, tã giấy đến tã quần. Những dấu hiệu cho thấy trẻ bị hăm tã:
- Vùng xung quanh hậu môn xuất hiện những nốt đỏ. Lúc đầu chúng xuất hiện lác đác, sau đó thành 1 cụm và nặng hơn sẽ lan thành vùng da quanh hậu môn. Đây chính là vùng da dễ bị hăm tã nhất, gây cảm giác đau rát, khó chịu cho trẻ.
- Khu vực nếp gấp xuất hiện những mảng da đỏ, phồng rộp, kích thước tăng dần nếu không được sớm khắc phục.
- Các mảng ban màu đỏ xuất hiện ở vùng bụng hay vùng đùi.
Các phương pháp trị hăm cho bé
Luôn chú ý tới tất cả những nguyên nhân trên để phòng ngừa trị hăm cho bé.
Nếu hiện tượng hăm tã đã xảy ra, cha mẹ nên chú ý đến vấn đề vệ sinh cho vùng da đó. Quan trọng nhất vẫn là tạo điều kiện cho vùng da đó luôn được thông thoáng.
Nếu nguyên nhân là do dị ứng với chất liệu của tã, cha mẹ nên chấm dứt ngay việc sử dụng tã bé đang dùng. Chờ cho tình trạng hăm khỏi hẳn, cha mẹ nên đổi sang dùng loại tã khác cho trẻ (ưu tiên loại tã không mùi, không màu). Hoặc thậm chí ngừng luôn việc sử dụng tã cho trẻ nếu da con quá mẫn cảm.
Sử dụng kem chống hăm cho trẻ bằng cách chọn lựa những sản phẩm có thành phần thảo dược phát huy công dụng kháng viêm như tinh chất Hoa Cúc, tinh chất nghệ… Hiện nay, trên thị trường, sản phẩm Kem Embé chứa hai tinh chất kháng viêm dịu nhẹ này, do đó có thể khắc phục được chứng hăm tã nhanh chóng cho trẻ.
Cuối cùng, nếu vết hăm tã trở nặng, gây viêm loét, chảy nước, cha mẹ nên đưa bé đi khám để có được cách điều trị phù hợp nhất với con trẻ. Tránh áp dụng quá nhiều cách lên vùng da đang tổn thương, dễ gây bội nhiễm và khó điều trị.
Trong bất cứ vấn đề gì liên quan đến sức khỏe của con, cha mẹ nên sáng suốt trong việc lựa chọn phương thức khắc phục. Có vậy, con mới mau khỏi, cha mẹ thêm vui.
> Bạn muốn thêm thông tin về sản phẩm Kem EmBé, vui lòng click VÀO ĐÂY
> Để mua sản phẩm Kem EmBé bạn có thể đặt hàng ngay tại đây
> Xem điểm bán Kem EmBé trên toàn quốc tại đây
> Tổng đài tư vấn chăm sóc sức khoẻ: 1800 1796 – 091 500 1976
Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé
Xin quý đọc giả lưu ý
– Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
– Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.