Không phải tự nhiên bé lười ăn, tất cả đều có nguyên do

shape

11 Apr

Julia PhạmApr 11, 2020

Không phải tự nhiên bé lười ăn, tất cả đều có nguyên do

Lo lắng cộng dồn với nỗi sợ trẻ thấp còi càng khiến các mẹ thiếu sáng suốt trong việc tìm ra nguyên nhân và cách giải quyết dứt điểm tình trạng bé lười ăn sau khi sinh.

Nguyên nhân trẻ sơ sinh biếng ăn

Không có nguyên nhân chính xác mà chỉ có trường hợp cụ thể mới xác định được trẻ sơ sinh biếng ăn do đâu. Đó có thể là:

Hệ tiêu hóa bất ổn: Các triệu chứng rối loạn sự co bóp dạ dày và loạn khuẩn đường ruột sẽ khiến trẻ buồn nôn, đau bụng, đầy bụng, táo bón, tiêu chảy thường xuyên trực tiếp gây ra tình trạng biếng ăn.

Không phải tự nhiên bé lười ăn, tất cả đều có nguyên do

Con lười ăn là cả một vấn đề to bự mà gia đình phải cuống cuồng lo lắng

Chế độ dinh dưỡng không hợp lý: Ăn dặm không đúng cách, thực đơn quá nhàm chán thiếu dưỡng chất sẽ khiến cũng chẳng thiết tha chuyện ăn uống.

Cho con bú không đúng cách: Sau 2 tuổi trẻ vấn bú mẹ thì nguyên nhân có thể do trẻ bú quá lâu nên chán ngán, biếng ăn. Trước đó nếu mẹ cho bé bú không đúng nhu cầu của trẻ cũng vậy, không nên cứ thấy bé khóc là cho bú. Khoảng 2-3 tiếng mới nên cho bé bú lại.Đối với trẻ quen bú mẹ, bạn không nên ép trẻ bú bình hay tạo không khí căng thẳng khi trẻ bú.

Lạm dụng thuốc: Sử dụng quá nhiều kháng sinh hoặc thuốc kích thích ăn cũng sẽ gia tăng nguy cơ trẻ biếng ăn. Cần tuyệt đối tránh hòa thuốc và sữa cho trẻ uống vì rất dễ tạo ám ảnh và gây tình trạng sợ bú ở trẻ dẫn đến tình trạng biếng ăn ở trẻ sơ sinh.

Mắc chứng biếng ăn bẩm sinh: Có khoảng dưới 5% trẻ sinh ra chỉ ngủ, chơi mà không bao giờ đòi bú. Một số trẻ còn có thể bị biếng ăn sau khi tiêm phòng hoặc sau chấn thương.

Khó khắc phục như biếng ăn tâm lý

Trẻ biếng ăn tâm lý là tình trạng khá phổ biến hiện nay. Do một số nguyên nhân khởi phát, nói nôm na là triệu chứng biếng ăn xảy ra khi chuyển dịch môi trường đột ngột. Ví dụ như trẻ bị chuyển trường, trẻ bị thay đổi người chăm sóc, thay đổi món ăn, lịch ăn và cách cho ăn… Cũng có một số nguyên nhân do biến cố như trẻ từng bị sặc thức ăn hoặc ăn nhầm thức ăn quá nóng nên sợ ăn…

Ở những bé lười ăn, cha mẹ thường xuyên cố gắng ép ăn, ăn nhiều nhất có thể. Chính vì thế thường xuyên xảy ra cuộc chiến ăn dặm. Bữa ăn đầy những tiếng khóc lóc, quát tháo… Chính không khí căng thẳng, bị o ép quá thô bạo nên đã khiến bé chán ăn.  Các chuyên gia ước tỉnh chỉ khoảng 5% trẻ sinh ra đã lười bú nhưng đến 2 – 3 tuổi  thì tỉ lệ này lên đến 30 – 40%. Điều này chứng tỏ nguyên nhân biếng ăn phần nhiều do môi trường sống gây ra.

Biếng ăn do thể trạng điều trị không quá khó nhưng nếu xuất phát từ nguyên nhân tâm lý lại rất khó khắc phục, đòi hỏi nhiều thời gian và công sức của gia đình. Cách giải quyết duy nhất chính là sự kiên nhẫn tuyệt đối của cha mẹ. Không nên tạo ngay một sự thay đổi quá lớn ngat lập tức và cũng không cho trẻ uống quá nhiều  loại thuốc một lúc nhằm thay đổi triệu chứng lâm sàng.

Không phải tự nhiên bé lười ăn, tất cả đều có nguyên do

Nên và không nên khi chăm sóc bé biếng ăn
Tình trạng biếng ăn thường xảy ra ở độ tuổi từ 1 - 3. Đây là độ tuổi bé bắt đầu tự quyết định loại thực phẩm nào mình sẽ ăn và ăn bao nhiêu. Làm sao để bớt lo lắng về bé và cùng con vượt qua giai đoạn này?

Một số lưu ý khi trẻ biếng ăn

Chăm trẻ biếng ăn, cha mẹ nhất định phải từ từ mới tập thành thói quen hằng ngày cho trẻ và trẻ mới có hứng thú với thực phẩm:

  • Cho bé ăn vào một giờ nhất định để hình thành thói quen ăn uống tốt.
  • Nên cho bé ăn vừa đủ, không ép bé ăn quá nhiều.
  • Chê biến đa dạng các món ăn, trang trí thật hấp dẫn, đẹp mắt…
  • Trong khi cho bé ăn, tránh bật tivi và đưa các đồ chơi cho bé.
  • Không nên cho bé ăn đồ ngọt, uống sữa hay nước trái cây trước bữa ăn, điều đó sẽ khiến bé không có sự thèm muốn với các món ăn, dẫn đến chán ăn.

Khi nào thì bạn nên lo lắng về tình trạng của bé?

Tình trạng biếng ăn kéo dài quá lâu sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Nếu xuất hiện thêm các dấu hiệu dưới đây mẹ nên đưa bé đi khám;

  • Nếu con bạn biếng ăn, ốm yếu và có tình trạng không khỏe, bạn có thể đưa bé đi khám bác sĩ để được sự tư vấn chuyên môn về cân nặng cũng như dinh dưỡng.
  • Nếu như bạn băn khoăn không biết con mình có bị biếng ăn hay không, mình đã cung cấp đủ dinh dưỡng cho bé chưa thì hãy nhờ các bác sĩ chuyên khoa nhi hoặc chuyên về dinh dưỡng tư vấn cho mình.

Các nghiên cứu chỉ ra rằng để bé lười ăn khắc phục tốt nhất là khi bố mẹ làm gương tốt cho con và bé sẽ từ đó bắt chước các thói quen ăn uống.

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

FAQs

Julia Phạm

  • Julia Phạm Image

    Xin quý đọc giả lưu ý

    – Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
    – Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *