Khủng hoảng tuổi lên 2: Chế ngự những cơn "ăn vạ

shape

29 Feb

Julia PhạmFeb 29, 2020

Khủng hoảng tuổi lên 2: Chế ngự những cơn "ăn vạ

Nuôi dạy con tuổi lên 2 không dễ dàng, đặc biệt vào thời điểm trẻ phát triển cả về não bộ lẫn thể chất. Ở độ tuổi này, trẻ còn quá nhỏ để đưa ra những hình phạt hay hiểu về nguyên tắc cứng rắn. Những lần mè nheo, ăn vạ… là những khủng hoảng tuổi lên 2 làm nhiều mẹ ám ảnh nhất.

Tại sao gọi là khủng hoảng?

Theo các chuyên gia tâm lý, ở mọi độ tuổi trẻ đều có những khủng hoảng tâm lý riêng, chỉ là nhiều hơn hay ít hơn ở cách biểu hiện. Tuổi lên 2 cũng vậy. Đây là thời điểm trẻ bắt đầu có những thay đổi về tâm lý, thích nói “không” với bất kỳ điều gì chúng không thích. Nhiều trẻ còn có xu hướng “bạo lực” thích đấm đá, cào cấu, ăn vạ…

Quan sát con đang lớn từng ngày, từ sơ sinh tới 18 tháng biết đi, biết chơi, biết phân biệt những sự vật đơn giản, biết ăn cơm, hiểu phần nào ngôn ngữ mẹ truyền đạt… mẹ cũng cần tập học cách làm quen với sự thay đổi này.

Khủng hoảng tuổi lên 2: Chế ngự những cơn "ăn vạ"

Hiểu đúng về tâm lý trẻ lên 2 thì những cơn ăn vạ sẽ không là vấn đề với mẹ

Ở tuổi này, trẻ cũng muốn tự mình khám phá nhiều thứ hơn, sự tự ý thức về bản thân cao hơn và muốn bắt đầu tự làm tất cả. Những cụm từ “không” và những lần tự nhiên nằm ăn vạ xuất hiện dầy hơn… để đạt được điều mình muốn hoặc đối phó với thứ mình không muốn. Qua thời gian, trẻ sẽ dần điều tiết được hành động nhưng trước khi trẻ ngoan, mẹ cần có chiến lược cụ thể để hạn chế những lần nằm khóc vô cớ của trẻ.

Thời điểm bắt những cơn ăn vạ

Trẻ sơ sinh trong giai đoạn từ 0 đến trước 15 tháng tuổi, có những cơn khóc chớ và cũng “ăn vạ” nhưng là để báo hiệu cho người lớn biết trẻ đang đói, trẻ đang buồn ngủ hay trẻ đang khó chịu. Thường chúng xuất hiện theo chu kỳ và kết thúc trong vài ngày rồi trở lại quy luật bình thường.

Giai đoạn chuẩn bị sinh nhật lần thứ 2, cũng là lúc xuất hiện thêm các cụm từ “không không không”, khóc, mè nheo, ăn vạ với vô vàn những cách thể hiện như nằm lăn ra đất, đập đầu vào tường, đánh lại mẹ, nôn ọe là dấu hiệu của khủng hoảng. Đây là lúc mẹ nhận biết con đang bị khủng khoảng. Mẹ cần có “chiêu” ứng xử riêng để hạn chế vì những hành động như vậy có thể xảy ra bất kỳ ở đâu và chỉ có tăng chứ không giảm.

Khủng hoảng tuổi lên 2: Chế ngự những cơn "ăn vạ"

Kinh nghiệm xử lý "khủng hoảng tuổi lên 2"
Khi bé bắt đầu bước vào tuổi lên 2, bé trải qua một loạt thay đổi về tâm lý, thể chất. Bạn sẽ thấy con thể hiện khát khao được độc lập và muốn thể hiện quyền lực của mình bằng hai từ cửa miệng: "Không" và "Của con"

Chế ngự cơn ăn vạ

Khéo léo trong từng tình huống ứng xử với trẻ vừa giúp mẹ chế ngự biểu hiện ăn vạ vừa giúp trẻ hiểu “không phải cứ muốn là được”.

  • Bình tĩnh, yếu tố tiên quyết

Dù đang rất “nổi điên” với từng hành động ăn vạ của trẻ nhưng bạn cũng cần bình tĩnh và kiên nhẫn nuốt cơn giân vào trong. Để trẻ một mình, mẹ ngồi gần đó và làm việc riêng mình muốn, dĩ nhiên vẫn dành sự quan tâm cho trẻ, chỉ đơn giản là trẻ không cảm nhận được. Mẹn cần giữ thái độ bình thản và vui vẻ và lờ trẻ đi.

Bạn càng bình thản bao nhiêu, khả năng trẻ sớm “bình thường trở lại” càng nhanh bấy nhiêu. Nếu bạn sợ trẻ khóc lâu sẽ khan tiếng, sợ con đói… thì trẻ thành công. Bởi vì trẻ không phải vì đau mà khóc, chỉ là ăn vạ thôi.

  • Nói chuyện khi trẻ bình tĩnh

Không đưa ra bất kỳ bình luận hay những lời quát mắng nào khi trẻ đang ở giữa cơn ăn vạ. Chỉ đến khi trẻ hết giận, bạn mới bắt đầu nói chuyện và bình thường hóa quan hệ như chưa hề có chuyện gì xảy ra. Sau 2, 3 lần lặp lại như thể trẻ sẽ tự hiểu là cơn làm mình làm mẩy của mình không hề hiệu quả mà chỉ tự làm mình mệt hơn.

  • Không kẻ đấm người xoa

Mọi thành viên trong gia đình cần thống nhất một quan điểm dạy trẻ. Không thể mẹ làm lơ mà cha lại dỗ dành, hay cha mẹ đồng ý điều này nhưng ông bà lại không làm theo. Điều này chỉ tạo thêm cơ hội cho trẻ mè nheo.

Ngoài ra, nếu con trẻ thường xuyên ăn vạ ở nơi công cộng để đòi mua món đồ nào đó hoặc làm việc trẻ thích, bạn cũng cần tập làm lơ và bỏ đi. Tâm lý chung là trẻ sẽ sợ bị bỏ rơi và chạy theo. Trong trường hợp này bạn cần kín đáo quan sát vì nơi đông người có nhiều hành động nguy hiểm có thể xảy ra. Nếu trẻ nhất quyết ăn vạ, bạn nên ở bên cho đến khi con bình tĩnh để nói chuyện.

Khủng hoảng tuổi lên 2, lên 3 hay lớn hơn nữa, đều có cách ứng xử riêng để hạn chế. Chỉ cần bạn kiên nhẫn và bình tĩnh, mọi chuyện sẽ được giải quyết.

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

FAQs

Julia Phạm

  • Julia Phạm Image

    Xin quý đọc giả lưu ý

    – Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
    – Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *