Kiểm soát chứng thèm ăn khi mang thai

shape

30 Nov

Cha Mẹ TốtNov 30, 2019

Kiểm soát chứng thèm ăn khi mang thai

Kiểm soát chứng thèm ăn khi mang thai

Nếu ăn một món không dinh dưỡng, mẹ bầu phải “bù” lại bằng một thực phẩm lành mạnh khác nhé!

1/ Cảm giác thèm ăn khi mang thai sẽ bắt đầu khi nào?

Hầu hết các bà bầu sẽ bắt đầu cảm giác thèm ăn của mình trong tam cá nguyệt thứ nhất, kết quả của lần ”dậy sóng” đầu tiên trong việc thay đổi hóc-môn trong cơ thể. Thực tế, cảm giác này có thể xuất hiện khoảng 1 tuần sau khi thụ thai. Vì vậy, thèm ăn còn được xem là một trong những dấu hiệu mang thai sớm nhất.

Bạn không nên quá lo lắng khi cơn thèm ăn “bùng phát”, trừ khi nó khiến bạn thèm ăn những món độc-lạ-khác thường như bụi bẩn chẳng hạn! Đa số cảm giác thèm ăn sẽ biến mất hay giảm dần khi bước qua tam cá nguyệt thứ 2. Thậm chí, đối với nhiều mẹ bầu, cảm giác thèm ăn còn “theo” bạn đến tận những ngày cuối cùng của thai kỳ.

2/ Nguyên nhân của chứng thèm ăn khi mang thai

Sự thay đổi hóc-môn trong cơ thể được xem là “thủ phạm” chính gây nên việc này. Hóc-môn cơ thể mẹ bầu sẽ tăng cao và đang trong quá trình tự điều chỉnh. Hơn nữa, thực phẩm mẹ bầu thèm ăn lúc này sẽ phản ánh ít nhiều nhu cầu thực tế của cơ thể. Giống như ông bà thường nói là “thiếu gì ăn nấy”.

Một số chuyên gia cho rằng, khi mang thai, khẩu vị của mẹ bầu sẽ thay đổi nhưng những gì cô ấy lựa chọn cho thai kỳ lại không khác biệt mấy so với những thực phẩm cô ấy đã từng sử dụng trước đây. Nói cách khác, dù biết những dưỡng chất nào cần thiết cho mình nhưng mẹ bầu lại không thèm những thực phẩm phù hợp.

Kiểm soát chứng thèm ăn khi mang thai

Bà bầu: Cẩn thận với chứng thèm ngọt!
Thèm ăn hay nghén khi mang thai là triệu chứng rất phổ biến với các mẹ bầu. Tuy nhiên, không phải món nào cứ thèm là ăn được, đặc biệt là chứng thèm ngọt!

Việc mẹ bầu không thích ăn món này món kia, thậm chí là những món mà trước đây rất yêu thích hay chán ăn là chuyện bình thường. Tuy nhiên, trong trường hợp chế độ ăn quá nghèo nàn, bạn nên có gắng bổ sung bằng một số sản phẩm thay thế lành mạnh khác.

3/ Làm gì khi “lên cơn” thèm ăn?

Ăn uống ngon miệng trong thai kỳ là điều rất quan trọng vì khi mẹ khỏe con mới khỏe được. Tuy nhiên, khi thực phẩm bạn thích ăn trong thai kỳ sẽ không đảm bảo được dưỡng chất cơ thể cần hay bạn đã vượt quá cân nặng cho phép…, tất cả sẽ gây ra những tác động không tốt cho cả mẹ và bé. Do đó, thai phụ cần kiểm soát nhu cầu và hướng đến một chế độ dinh dưỡng cân bằng.

Dưới đây sẽ là một số phương pháp giúp mẹ bầu đối phó với “khát khao ăn uống” của mình:

– Ăn uống điều độ: Nếu những món bạn “thèm” không nằm trong danh sách những thực phẩm tốt cho thai kỳ, bạn vẫn có thể ăn nhưng phải biết điều độ. Chẳng hạn, bạn sẽ ăn một thanh chocolate nhỏ thay vì chọn cỡ lớn hay sẽ uống một ly sữa sô cô la ít béo.

– “Lơ nó đi!”: Khi cơn thèm ăn ập đến, bạn nên cố gắng không nghĩ đến nó. Lơ nó đi bằng cách tập thể dục hay đi bộ, đọc sách hay nói chuyện với bạn bè… Tập trung vào một việc khác sẽ giúp mẹ bầu quên dần cơn thèm ăn của mình.

Kiểm soát chứng thèm ăn khi mang thai

Bà bầu ăn gì giúp ngăn ngừa lượng cholesterol cao?
Lượng cholesterol cao ở mẹ có thể di truyền sang bé con sau này, dẫn đến những nguy cơ bệnh tật nghiêm trọng. Vậy bà bầu ăn gì để ngăn ngừa?

– Bù đắp: Thỉnh thoảng, bạn sẽ cho phép mình được thỏa mãn cơn thèm dù biết rằng thực phẩm sử dụng là không tốt cho cơ thể. Tuy nhiên, ngay sau đó, bạn nên cố gắng bổ sung thực phẩm dinh dưỡng khác để bù đắp lại những dưỡng chất bị thiếu hụt.

– Nhờ bác sĩ tư vấn: Một số mẹ bầu sẽ thấy thèm một số thứ không phải là thực phẩm như xà phòng, tro, đất sét hay bụi bẩn. Đây là dấu hiệu cho thấy bà bầu đang bị thiếu sắt hay dưỡng chất nào đó. Vì thèm những “thực phẩm lạ” và cần xác định mình đang thiếu chất gì, thai phụ cần được bác sĩ khám và tư vấn.

>>> Xem thêm thảo luận có chủ đề liên quan:

  • Hiện tượng đau bụng và thèm ăn
  • Mệt mỏi, thèm ăn, bụng hay đau liệu có phải là dấu hiệu mang thai?

MarryBaby

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

FAQs

Cha Mẹ Tốt

  • Cha Mẹ Tốt Image

    Xin quý đọc giả lưu ý

    – Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
    – Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *