Làm gì khi trẻ biếng ăn?

shape

31 Oct

Julia PhạmOct 31, 2019

Làm gì khi trẻ biếng ăn?

Trẻ biếng ăn có thể gặp ở nhiều lứa tuổi khác nhau. Ngay từ khi cho bé ăn dặm cũng xảy ra tình trạng biếng ăn.

Nguyên nhân:
Theo các bác sĩ, biếng ăn ở bé được chia ra làm 2 nhóm nguyên nhân chính: Nguyên nhân bệnh lý và nguyên nhân tâm lý

Nguyên nhân bệnh lý:Do bé bị mắc các bệnh cấp tính do nhiễm khuẩn, nhiễm virus hệ hô hấp, hệ tiêu hoá,.. dễ bị rối loạn đường ruột khiến cho đường ruột bé dễ bị tổn thương, hệ tiêu hóa kém nên các bé bị chướng bụng, khó tiêu, dẫn đến khó ăn và biếng ăn.

Nguyên nhân tâm lý:Bị người lớn ép ăn, bị quát mắng trong khi ăn, bị cho ăn quá khẩu phần quy định,… cũng khiến bé trở nên sợ thức ăn, không thể ăn được.

Ngoài ra cũng có thể do bạn chế biến đồ ăn không hợp khẩu vị của bé, hoặc một số bé hiếu động, mải chơi, quên ăn,…

Biểu hiện:
Biếng ăn có nhiều biểu hiện khác nhau: bé ăn ít hơn bình thường, ngậm thức ăn trong miệng lâu không chịu nuốt, không chịu ăn một số loại thức ăn như thịt, cá, trứng, sữa. Một số bé còn từ chối ăn tất cả các loại thức ăn, chạy trốn khi tới bữa ăn, nhìn thấy thức ăn là có phản ứng buồn nôn hoặc bố, mẹ cho ăn không chịu ăn nhưng người khác cho ăn lại ăn…

Những ảnh hưởng của biếng ăn:
Các chuyên gia Nhi khoa cho biết nếu chứng biếng ăn kéo dài có thể gây nên những ảnh hưởng nghiêm trọng cho sự phát triển trí não và thể chất ở trẻ em. Những trẻ biếng ăn thường có chỉ số phát triển thấp hơn những bé bình thường về cả chiều cao, cân nặng và trí tuệ.  Ngoài ra, biếng ăn còn làm cho bé bị suy giảm hệ miễn dịch, dễ mắc các bệnh mãn tính và khả năng viêm nhiễm đường hô hấp cao. Nghiêm trọng hơn, bé có thể bị rối loạn tăng trưởng.

Làm gì khi trẻ biếng ăn?

Nên thay đổi khẩu phần ăn thường xuyên để bé thấy ngon miệng

Thông thường, bé sẽ chỉ ăn khi cảm thấy đói và khi cơ thể thiếu chất. Vì thế, bạn nên cho bé ăn vào những lúc thực sự có nhu cầu. Nếu bị ép ăn, bé thường có cảm giác sợ hãi khi đến bữa, sợ khi nhìn thấy thức ăn. Nguy hại hơn là bé có thể bị biếng ăn do tâm lý và mất đi cảm giác thèm ăn.

Bạn cũng cần nắm rõ nguyên nhân biếng ăn ở bé để có cách xử lý kịp thời, tránh để lâu sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của bé. Với những bé biếng ăn do nguyên nhân bệnh lý, trước hết cần điều trị dứt điểm bệnh đó, đồng thời chăm sóc theo chế độ dinh dưỡng của bệnh nhân. Sau đó, khi bé hết bệnh hãy cho bé ăn uống như bình thường.

Ngược lại, đối với những bé biếng ăn vì nguyên nhân tâm lý bạn nên quan sát và đưa ra những giải pháp phù hợp để bé có thể ăn uống như bình thường. Quá trình này có thể sẽ kéo dài, tuy nhiên, bạn cần phải thật kiên nhẫn để chờ kết quả.

 Một số lưu ý khi trẻ biếng ăn:

  • Cho bé ăn vào một giờ nhất định để hình thành thói quen ăn uống tốt. Thời gian cho bữa ăn của bé không nên kéo dài để bé quen dần, nếu trong khoảng thời gian đó bé ăn được ít, bạn cũng không nên quá lo lắng vì bữa sau bé sẽ ăn nhiều hơn.
  • Nên cho bé ăn vừa đủ, không ép bé ăn quá nhiều. Ngoài ra, để kích thích sự ngon miệng của bé, bạn cũng nên chế biến đa dạng các món ăn, trang trí thật hấp dẫn, đẹp mắt,… chắc chắn bé sẽ thấy thích thú.
  • Trong khi cho bé ăn, tránh bật tivi và đưa các đồ chơi cho bé. Làm như thế, bé sẽ mất tập trung và kéo dài thời gian của bữa ăn. Không tập trung ăn uống cũng không có lợi cho hệ tiêu hóa của các bé.
  • Không nên cho bé ăn đồ ngọt, uống sữa hay nước trái cây trước bữa ăn, điều đó sẽ khiến bé không có sự thèm muốn với các món ăn, dẫn đến chán ăn.

Phan Anh

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

FAQs

Julia Phạm

  • Julia Phạm Image

    Xin quý đọc giả lưu ý

    – Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
    – Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *