Làm gì khi trẻ mầm non quá vụng về?

shape

30 Sep

Martin NguyenSep 30, 2019

Làm gì khi trẻ mầm non quá vụng về?

Có cần lo lắng khi trẻ mầm non quá vụng về?
Nếu bé con đang lẫm chẫm tập đi của bạn chưa thể phối hợp nhuần nhuyễn động tác tay và chân thì không có gì cần lo lắng cả. Trẻ em mới tập đi thường té ngã và va vào mọi thứ vì chúng đang học sử dụng cơ thể theo những cách thức mới mẻ, và bé càng phiêu lưu và hiếu động bao nhiêu thì khả năng xảy ra các tai nạn càng lớn. Tuy nhiên, nếu bé thường hay va phải tường hay bước nhầm bậc cầu thang, có lẽ bạn cần chú ý hơn đến vấn đề này.

Đâu là nguyên nhân gây ra tình trạng này?
Những hành động lóng ngóng của bé như ngồi xuống mà quên kéo ghế hay đặt khối gỗ lên bàn nhưng lại làm rớt xuống sàn nhà là việc khá bình thường ở trẻ nhỏ. Tuy nhiên, nó có thể là dấu hiệu cho thấy bé gặp vấn đề về mắt như cận thị, viễn thị.

Nếu bạn nhận thấy tay chân bé cứng đơ hoặc mềm nhũn và không có sức, ảnh hưởng đến khả năng kiểm soát cử động cơ thể, đây có thể là biểu hiện của bệnh bại não nhẹ. Và nếu bé đột nhiên trở nên lóng ngóng hơn trước hoặc có những hành động vụng về khác lạ vừa mới xuất hiện, đây có thể là dấu hiệu của chứng thoái hóa hoặc một chứng rối loạn nào đó như chứng teo cơ hay thấp khớp. Nếu con bạn gần đây ngã nhào và trông có vẻ không vững khi bước đi, có khả năng bé đang gặp chấn động não.

Những bé trông có vẻ vụng về hơn bạn bè cùng trang lứa, ví dụ như khó khăn khi cầm nắm đồ vật, hay va phải các bé khác và cử động cơ thể chậm hơn, có nguy cơ mắc hội chứng rối loạn phối hợp phát triển. Những bé bị hội chứng này thường nặng cân hơn và gặp một số vấn đề khác như chứng hiếu động thái quá, còn gọi là chứng suy giảm tập trung. Tập thể dục nhiều cùng với các phương pháp vận động trị liệu có thể sẽ giúp bé trong trường hợp này.

Nếu bạn nghi ngờ con mình có những sự vụng về khác lạ, nên đưa bé đi khám bác sĩ để được chẩn đoán chuyên môn.

Có thể làm gì để giúp bé?
Nếu sự vụng về của con bạn có nguyên nhân về thần kinh và thể chất, bác sĩ có thể cho bé làm các kiểm tra về mắt, chụp cộng hưởng từ MRI hoặc chụp X-quang. Và nếu bé có khả năng nhìn hạn chế thì mắt kính là giải pháp thường gặp nhất.

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

FAQs

Martin Nguyen

  • Martin Nguyen Image

    Xin quý đọc giả lưu ý

    – Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
    – Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *