Làm sao dạy trẻ cách làm chủ cảm xúc?

shape

31 Dec

Julia PhạmDec 31, 2019

Làm sao dạy trẻ cách làm chủ cảm xúc?

Một chương trình phát triển trí thông minh cho trẻ em tại Đại học Georgia (Hoa Kỳ) đã cho thấy trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có thể học các kĩ năng nhất định một cách dễ dàng trong suốt thời thơ ấu. Vì vậy, chính độ nhạy bén và cách giáo dục linh hoạt của bố mẹ liên tục và trong một khoảng thời gian nhất định có thể sẽ giúp trẻ kiểm soát cảm xúc từ lúc còn trong nôi.

Nuôi dưỡng trí tuệ cảm xúc ở trẻ rất quan trọng

Chỉ số trí tuệ cảm xúc – EQ (Emotional Intelligence Quotient ) thường được xác định dựa trên khả năng nhận biết, đánh giá và kiểm soát cảm xúc bản thân.

Trước hết, cảm xúc là chất xúc tác kết nối con người lại gần nhau. Bằng việc bồi đắp EQ cho trẻ, cha mẹ cũng đang dần hình thành nên sợi dây vô hình gắn kết tình cảm giữa mình với con cái. Những bé có thể tự kiểm soát cảm xúc thường nhạy cảm với những biểu hiện của người khác, bé có thể dễ dàng đồng cảm hoặc chia sẻ. Điều này giúp bé có đời sống nội tâm phong phú và có thể làm việc tốt hơn.

Làm sao dạy trẻ cách làm chủ cảm xúc?

Những cảm xúc tích cực như yêu thương, đồng cảm, hạnh phúc, hy vọng được định hình từ cách cha mẹ nuôi dưỡng trẻ ngay từ khi còn nhỏ

EQ cao giúp trẻ học tập tốt, giải quyết các vấn đề và phát triển các mối quan hệ xã hội tích cực. Chẳng hạn như trẻ sẽ trở nên thân thiện hơn, lịch sự, lễ phép, hòa đồng, có quan hệ tốt với gia đình, dễ dàng hòa nhập với mọi người xung quanh

Ngoài ra, trẻ còn có khả năng cân bằng các cảm xúc tiêu cực, kiểm soát cảm giác căng thẳng, lo lắng cũng như có thể xử lý tình huống linh hoạt hơn. Tất cả những điều này rất quan trọng cho sự phát triển của bé bây giờ và cả tương lai sau này.

Làm sao dạy trẻ cách làm chủ cảm xúc?

EQ - Nhân tố quan trọng giúp trẻ thành công
Giúp con phát triển trí thông minh là điều quan trọng mà bất kỳ bậc phụ huynh nào cũng đặc lên hàng đầu. Tuy nhiên, mẹ có biết, song song với trí thông minh, việc phát triển trí tuệ cảm xúc cũng là điều cần thiết?

Làm thế nào để bồi dưỡng EQ cho trẻ?

Nhóm cảm xúc

– Người lớn phải hạn chế các cảm xúc tiêu cực như nóng nảy, hung hăng, cáu gắt… khi có mặt trẻ. Thậm chí, nhiều nghiên cứu cho thấy rằng, ngay cả trong giai đoạn bầu bí, tâm trạng của mẹ cũng sẽ ảnh hưởng nhiều đến xúc cảm của thai nhi đấy!

– Mỉm cười với con thật nhiều để bé hiểu đó là tín hiệu của yêu thương, vui mừng,… Thái độ cha mẹ trước mặt con càng tích cực thì sẽ càng nuôi dưỡng những điều tương tự ở trẻ.

– Tạo cho con một môi trường an toàn, thân thiện và phù hợp với bởi trẻ lớn lên trong sự yêu thương sẽ học được tính tự tin và lòng nhân đạo.

– Luôn luôn có hồi đáp với mọi phản ứng của trẻ vì như thế sẽ giúp bé cưng thoải mái bộc lộ cảm xúc thật của mình hơn.

– Bày tỏ sự đồng cảm, sẻ chia khi bé khó chịu. Trẻ sẽ cảm thấy ấm áp, không sợ hãi, từ đó hình thành cảm giác an toàn, giúp trẻ phát huy sự tự tin và thói quen chia sẻ, bày tỏ cảm xúc.

– Sử dụng những ngôn từ ngọt ngào với bé. Điều này giúp bé có một tính khí ôn hòa, nhã nhặn.

Nhóm lý lẽ

– Giải thích rõ lý do tại sao bạn không chấp nhận yêu cầu nào đó của bé. Đừng nghĩ bé còn nhỏ sẽ không hiểu, dù không nói lại nhưng bé biết bạn muốn gì.

– Luôn bày tỏ phản hồi tích cực đối với hành vi tốt của bé,  khen ngợi nếu bé ăn ngoan, ngủ giỏi, biết cất đồ chơi… Được khích lệ bé sẽ càng tự tin và nhiệt tình hơn trong những điều tốt tương tự.

– Giải thích cho bé hiểu hành động của bé tác động ra sao đến mọi người xung quanh để trẻ biết chú ý hơn đến người khác, từ đó hình thành ý thức quan tâm cộng đồng.

Nhóm hoạt động

– Khuyến khích bé tham gia làm việc nhà với mẹ, chẳng hạn như xếp quần áo, lấy giúp mẹ chiếc khăn, dọn dẹp đồ chơi… Điều này sẽ giúp bé có ý thức chia sẻ, tạo dựng niềm vui được giúp đỡ và gắn bó với người xung quanh.

– Dạy con cách bày tỏ những cảm xúc như vui, buồn, nhớ, xấu hổ,… bằng lời nói, vì như vậy sẽ mang lại cho trẻ cảm giác an toàn và được giúp đỡ.

– Tập một môn nghệ thuật. Ở độ tuổi này, môn vẽ là thích hợp nhất, thông qua trong quá trình vẽ, trẻ sẽ thể hiện được sự sáng tạo, đồng thời biểu lộ được suy nghĩ, tình cảm của chính mình.

– Cha mẹ nên phát huy lòng nhân ái và cởi mở ở trẻ bằng cách cho trẻ tiếp xúc nhiều với thiên nhiên, hoa cỏ, thú nuôi và những bạn bè đồng trang lứa.

Làm sao dạy trẻ cách làm chủ cảm xúc?

Dạy con ngoan biết kiềm chế cảm xúc
Tất cả chúng ta đều phải trải qua những phút giây tồi tệ và bé của bạn cũng vậy. Tuy nhiên, là một người mẹ, trách nhiệm của bạn là giúp bé học cách làm chủ cảm xúc của mình.

>>> Xem thêm thảo luận có chủ đề liên quan:

  • Khám phá sự bộc lộ và phát triển cảm xúc của bé mới sinh
  • Phát triển chỉ số EQ cho trẻ

 

 

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

FAQs

Julia Phạm

  • Julia Phạm Image

    Xin quý đọc giả lưu ý

    – Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
    – Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *