Lấy ráy tai cho bé, chuyện nhỏ mà không nhỏ mẹ cần quan tâm!
Người lớn thường có thói quen lấy ráy sau khi tắm hoặc thấy ngứa ống tai. Tuy nhiên đối với trẻ sơ sinh, việc thường xuyên lấy ráy tai cho trẻ không phải là một thói quen tốt. Thậm chí còn mang tới những hậu quả khôn lường.
Hiểu lầm tai hại về ráy tai của bé
Ráy tai là hỗn hợp của da chết, lông, các chất tiết từ tuyến nhày ở ống tai và nước. Thông thường ráy tai nằm ở 1/3 phần ngoài của ống tai.
Chúng có nhiều lợi ích như giúp điều hòa PH, diệt khuẩn, diệt nấm và bảo vệ môi trường bên trong tai khỏi thấm nước. Đây chính là một phần cơ chế để bảo vệ tai, vừa làm sạch vừa ngăn bụi, vi khuẩn tấn công vào sâu trong tai trẻ.
Phần lớn các trường hợp ống tai sẽ tự làm sạch nhờ động tác chuyển động của hàm các tế bào chết và ráy tai sẽ di chuyển từ màng nhĩ ra ngoài. Trong khi đó, nhiều người lại nhầm tưởng rằng nó là một loại chất bẩn cần phải được vệ sinh hàng ngày hoặc hàng tuần.
Bình thường, ráy tai của bé có nhiều lợi ích hơn chúng ta tưởng
Việc sốt sắng sử dụng tăm bông để ngoái tai cho bé thường gây nhiều tác hại hơn mẹ tưởng. Đầu tiên là nếu mạnh tay quá thì tai có thể bị tổn thương. Thêm đó, thường xuyên ngoái tai sẽ làm mất đi môi trường ổn định trong tai tạo điều kiện cho nấm và vi khuẩn hoạt động trong ống tai nhiều hơn.
Vậy có nên lấy ráy tai cho bé?
Lấy ráy tai chỉ thực sự cần thiết trong những trường hợp trong tai có quá nhiều ráy, đóng cục, cứng làm cản trở việc quan sát màng nhĩ của bác sĩ trong lúc thăm khám. Một số trường hợp nó gây tắc nghẽn ống tai ngoài, ảnh hưởng tới thính lực của trẻ em.
Nhiều trường hợp ráy tai tích tụ quá nhiều khiến cho bé luôn ở trong tình trạng khó chịu và ngứa ngáy. Trẻ thường dùng tay cố thò vào trong tai để ngoáy. Khi đó mẹ nên đưa con đến bác sĩ để dùng các dụng cụ lấy ráy tai cho bé an toàn và đảm bảo vệ sinh.
Cách lấy ráy tai cho trẻ an toàn nhất là đưa đến bác sĩ
Mẹ có thể kết hợp các buổi đi khám sức khỏe, tiêm ngừa cho con định kỳ sau khi sinh với việc lấy ráy tai để tiết kiệm thời gian. Tuy nhiên cũng không nên ngoáy tai thường xuyên cho bé. Điều này sẽ làm cho trẻ dễ cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu nếu không được ngoáy tai.
Cách làm mềm ráy tai do bác sĩ hướng dẫn
Bạn có thể tiến hành làm mềm ráy tai để đưa chúng ra ngoài bằng các cách sau đây:
Làm mềm ráy tai bằng dầu oliu
- Đặt bé nằm nghiêng
- Đổ vài giọt dầu liu vào thìa cà phê hoặc dùng bơm tiêm nhựa không kim để hút dầu
- Kéo vành tai bé rồi đổ 1 chút vào trong ống tai
- Tiến hành day nhẹ vùng tai trong khi kéo vành tai lên. Lặp đi lặp lại nhiều lần để làm cho dầu di chuyển vào sâu trong tai, làm tan ráy tai.
Nếu bé có ráy tai nhưng ít, mẹ chỉ cần nhỏ dung dịch làm mềm rồi lau nhẹ ngoài ống tai là được
Làm mềm ráy tai bằng oxy già pha loãng
- Pha hỗ hợp làm mềm ráy tai bằng nước ấm và dung dịch oxy già 3% mua ở hiệu thuốc tỉ lệ 1:1
- Đặt bé nằm nghiêng
- Dùng bơm tiêm không kim hút hỗn hợp làm mềm ráy
- Nhỏ khoảng 5-10 giọt từ từ để nước đi sâu và trong tai.
- Giữ trẻ nằm yên trong 5 phút
- Nghiêng đầu bé theo ngước ngược lại để nước chảy ra ngoài.
Sau khi rửa tai xong mẹ cho bé ngồi thẳng, nghiêng đầu vào bồn rửa. Bạn có thể dùng bơm tiêm nhựa không kim bơm một chút nước ấm vào tai bé để ráy tai trôi ra ngoài.
Vệ sinh tai thế nào cho con mới là đúng?
Để vệ sinh tai cho bé đúng cách, mẹ nên tránh tự ngoái ống tai của con yêu. Nếu bình thường đi tắm bị nước vô tai thì hãy nghiêng đầu để nước chảy ra ngoài. Điều này sẽ hạn chế việc tạo thói quen đòi ngoái tay ở trẻ.
Trong trường hợp khi sấy tóc cho con, mẹ nên dùng máy sấy hơ qua tai cho bé nhằm giúp môi trường bên trong tai trẻ khô nhanh hơn.Tuy nhiên cần chỉnh nhiệt độ đừng để nóng quá làm phỏng tai con yêu.
Trường hợp nếu trẻ có biểu hiện ngứa tai, mẹ nên dùng tay ấn vào cửa tai để thấy thoải mái hơn. Nếu ráy tai bịt kín hay có cảm giác khó chịu, khó nghe, bạn vẫn nên đưa bé tới bác sĩ để kiểm tra để có cách lấy ráy tai cho trẻ phù hợp thay vì tới các tiệm cắt tóc gội đầu để thực hiện.
Thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng kiểu Nhật mẹ Việt nên tham khảo
Phụ nữ Nhật luôn được xem là hình mẫu lý tưởng trong cách chiều chồng chăm con. Ngay cả thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi của họ cũng hết sức khoa học đáng để mẹ Việt chúng ta học hỏi.
Nhìn chung, tốt nhất, các mẹ không nên tự lấy ráy tai cho bé tại nhà mà nên đến các cơ sở y tế có chuyên khoa tai mũi họng để thực hiện. Đó là cách tốt nhất để tránh những rủi ro có thể xảy ra như rách ống tai ngoài, rách màng nhĩ, viêm tai giữa ở trẻ. Thậm chí một số trường hợp lấy ráy tai không đúng cách có thể gây tổn thương nặng nề ở tai trong và não.
Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé
Xin quý đọc giả lưu ý
– Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
– Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.