Lịch tiêm chủng cho trẻ năm 2019 bố mẹ cần ghi nhớ ngay

shape

12 Apr

Cha Mẹ TốtApr 12, 2020

Lịch tiêm chủng cho trẻ năm 2019 bố mẹ cần ghi nhớ ngay

Cho trẻ tiêm vắc xin đầy đủ theo lịch tiêm phòng cho trẻ năm 201 là cách tốt nhất để phòng bệnh và dịch bệnh trong 2 năm đầu đời sau khi sinh, khi hệ miễn dịch của bé còn yếu.

10 vắc xin bắt buộc phải tiêm phòng cho trẻ năm 2019

Vừa qua, Bộ Y tế đã ra thông tư về việc tiêm chủng vắc xin bắt buộc trong chương trình tiêm chủng phòng ngừa mở rộng áp dụng cho các trẻ từ sơ sinh đến 5 tuổi, bao gồm 10 bệnh:

  • Viêm gan vi rút B
  • Bệnh lao
  • Bệnh bạch hầu
  • Bệnh ho gà
  • Bệnh uốn ván
  • Bệnh bại liệt
  • Bệnh do vi khuẩn Haemophilus influenzae tuýp B
  • Bệnh sởi
  • Viêm não Nhật bản B
  • Rubella

2 vắc xin được chỉ định tiêm ngay sau sinh là tiêm vắc xin viêm gan virus B trong vòng 24 giờ đầu sau sinh và vắc xin lao – tiêm một lần cho trẻ trong vòng một tháng đầu.

Lịch tiêm chủng cho trẻ năm 2019 bố mẹ cần ghi nhớ ngay

2 năm đầu đời trẻ cần được tiêm đầy đủ vắc xin để phòng tránh dịch bệnh

Lịch tiêm chủng mở rộng cho trẻ từ 1 đến 10 tuổi của Bộ y tế

Độ tuổiVắc xin cần tiêm
Sơ sinh
  • Vắc xin lao mũi 1
  • Vắc xin viêm gan B mũi 1
1 tháng tuổi
  • Vắc xin viêm gan B mũi 2
6 tuần tuổi
  •  Vắc xin phòng bệnh viêm phổi do phế cầu khuẩn mũi 1. Với lịch 3 mũi, tiêm sớm nhất vào lúc 6 tuần tuổi và nhắc lại mũi 2 sau ít nhất 1 tháng, nhắc lại mũi 3 tiêm ít nhất 6 tháng sau. Với lịch 4 mũi, tiêm sớm nhất vào lúc 6 tuần tuổi, nhắc lại mũi 2 sau ít nhất 1 tháng, nhắc lại mũi 3 sau mũi 2 ít nhất sau 1 tháng và nhắc lại mũi 4 sau mũi 3 ít nhất sau 6 tháng.
  • Vắc xin viêm dạ dày ruột do Rotavirus liều 1.
Từ 2 tháng tuổi
  • Vắc xin viêm gan B mũi 3 (Tiêm nhắc lại mũi 4 sau 1 năm, mũi thứ 5 sau 8 năm).
  • Vắc xin Bạch cầu – Ho gà – Uốn ván – Bại liệt mũi 1.
  • Vắc xin viêm màng não mủ, viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi do Haemophilus influenzea mũi 1.
Từ 3 tháng tuổi
  • Vắc xin Bạch cầu – Ho gà – Uốn ván – Bại liệt mũi 2
  • Vắc xin viêm màng não mủ, viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi do Haemophilus influenzea mũi 2.
  • Vắc xin viêm dạ dày ruột do Rotavirus liều 2.
Từ 4 tháng tuổi
  • Vắc xin Bạch cầu – Ho gà – Uốn ván – Bại liệt mũi 3 (Sau một năm nhắc lại mũi thứ 4).
  •  Vắc xin viêm màng não mủ, viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi do Haemophilus influenzea mũi 3 (Sau một năm nhắc lại mũi 4)
  • Vắc xin viêm dạ dày ruột do Rotavirus liều 3.
Từ 6 tháng tuổi
  • Vắc xin cúm mũi 1. Mũi 2 tiêm sau mũi 1 một tháng, sau đó tiêm vào đầu vụ cúm hàng năm là cuối tháng 9 và đầu tháng 10.
Từ 9 tháng tuổi
  • Vắc xin Sởi – Quai bị – Rubella mũi 1. Nếu mũi 1 tiêm lúc 9-11 tháng thì tiêm mũi 2 sau 6 tháng và tiêm mũi 3 sau 3-5 năm. Nếu mũi 1 tiêm lúc trên 1 tuổi thì mũi 2 sau 4 năm.Có thể tiêm vắc xin sởi đơn, quai bị đơn, Rubella đơn hoặc vắc xin Sởi – Quai bị – Rubella hay Sởi – Rubella.
Từ 12 tháng tuổi
  • Vắc xin thủy đậu mũi 1. Trẻ từ 12 tháng đến dưới 12 tuổi nên tiêm nhắc lại sau 4 năm. Trẻ từ 12 tuổi trở lên tiêm mũi 2 mũi cách nhau 6-8 tuần.
  • Vắc xin viêm gan A mũi 1 (Mũi 2 tiêm nhắc lại sau 6-12 tháng).
  • Vắc xin Sởi – Quai bị – Rubella nhắc lại.
  • Vắc xin viêm não Nhật Bản B mũi 1.
  • Vắc xin viêm não Nhật Bản B mũi 2 (Mũi 2 tiêm sau mũi 1 từ 1-2 tuần).
  • Vắc xin viêm não Nhật Bản B mũi 3 (Mũi 3 tiêm sau mũi 2 một năm. Sau đó 3 năm tiêm nhắc lại 1 lần đến 15 tuổi).
Từ 24 tháng
  • Vắc xin viêm phế quản, viêm phổi, viêm màng não, nhiễm trùng huyết và viêm tai giữa mũi 1. Tiêm nhắc lại một liều sau mũi tiêm thứ nhất 5 năm.
  • Vắc xin viêm màng não mủ và nhiễm trùng huyết do vi khuẩn não mô cầu mũi 1 (Ba năm tiêm nhắc lại 1 lần theo chỉ định dịch tễ).
  • Vắc xin thương hàn mũi 1 (Ba năm tiêm nhắc lại một lần).
  •  Vắc xin phòng bệnh viêm phổi do phế cầu khuẩn của Pháp hoặc ngậm vắc xin Immubron.
Từ 36 tháng và người lớn
  • Vắc xin Cúm = Vắc xin Vaxigrip
  • Vắc xin được tiêm mỗi năm 01 lần, đặc biệt những người có nguy cơ mắc các biến chứng của bệnh cúm. Có thể dùng cho phụ nữ đang cho con bú.
  • 01 liều = 0.5 ml/mỗi năm
  • Trẻ dưới 8 tuổi: chưa mắc cúm hoặc chưa tiêm chủng phải tiêm liều thứ 2 sau 4 tuần

Vắc in bạch hầu – ho gà – uốn ván – bại liệt nên nhắc lại khi 4 – 6 tuổi, 10 – 11 tuổi và 16 – 21 tuổi.

Thông tin về lịch tiêm phòng cho bé năm 2019

Lịch tiêm chủng mở rộng có một số thay đổi đáng chú ý chính là: Từ năm 2019 Việt Nam có vắc xin thay thế vắc xin Quinvaxem trong tiêm chủng mở rộng 2019, đồng thời triển khai vắc xin bại liệt theo đường tiêm và sử dụng vắc-xin sởi – rubela do Việt Nam tự sản xuất. Những thay đổi này bắt đầu triển khai từ tháng 6-2019.

Theo đó, vắc xin 5 trong 1 được lựa chọn để thay thế vắc-xin Quanvaxem có tên thương mại là vắc xin ComBe Five do Ấn Độ sản xuất đã được Bộ Y tế cấp phép lưu hành ở Việt Nam từ tháng 5-2017.

Lịch tiêm vắc xin ComBe Five trong tiêm chủng phòng ngừa mở rộng cho trẻ dưới 1 tuổi vào lúc 2, 3 và 4 tháng tuổi để phòng tránh một số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm: bạch hầu, uốn ván, ho gà, viêm gan B và viêm phổi/ viêm màng não mủ do vi khuẩn Hib.

Từ tháng 6-2019, trẻ sẽ được tiêm một mũi vắc-xin bại liệt tiêm IPV lúc 5 tháng tuổi trong tiêm chủng mở rộng. Vắc xin IPV sử dụng trong chương trình tiêm chủng mở rộng 2019 là vắc xin của hãng Sanofi, Pháp sản xuất, đã được cấp phép đăng ký lưu hành tại Việt Nam. Vắc xin này do tổ chức Liên minh toàn cầu vắc-xin và tiêm chủng hỗ trợ và Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc cung ứng.

Sởi vẫn là mũi tiêm trong chương trình tiêm chủng mở rộng khi bé tròn 9 tháng tại các trạm y tế xã.

Lịch tiêm phòng cho trẻ gói dịch vụ năm 2019

Mẹ có thể tham khảo chi phí vắc xin dịch vụ như sau:

Gói vacxin Hexaxim-Rotarix

STTPhòng bệnhTên vắc xinNước sản xuất0-12 tháng0-24 tháng
Số lượngSố lượng
1Tiêu chảy do rota virusRotarixBỉ22
2Ho gà, Bạch hầu, Uốn ván, Bại liệt, Viêm màng não mủ, Viêm họng, Viêm phổi do HIB, Viêm gan B (6 in 1)HexaximPháp3 4
3Hội chứng nhiễm trùng, viêm màng não, viêm phổi, nhiễm khuẩn huyết, viêm tai giữa do phế cầuSynflorixBỉ4 4
4CúmVaxigrip 0,25mPháp23
5SởiMvvacViệt Nam11
6Sởi – Quai bị – RubellaMMR-IIMỹ11
7Viêm màng não do mô cầu tuýp B và CVA Mengoc BCCu Ba22
8Thủy đậuVarivaxMỹ12
9Viêm não Nhật BảnJevaxViệt Nam3
10Viêm gan AAvaxim 80UPháp2
11Thương hànTyphim ViPháp1
Tổng số (liều)1625
Giá tiền (VNĐ)12.577.00017.840.000

3 ứng dụng miễn phí giúp ghi nhớ lịch tiêm chủng cho trẻ

Sau khi sinh, không ít mẹ bị hội chứng “não cá vàng”, nhớ lịch tiêm chủng cũng là một khó khăn. Thời buổi công nghệ, mẹ chỉ cần tải 3 ứng dụng sau sẽ giúp giải quyết ngay vấn đề.

Ứng dụng sổ tiêm chủng cho trẻ trên Zalo của Bộ Y tế

Dự án Sổ tiêm chủng tại Zalo Bộ Y Tế đã được ra mắt thử nghiệm nhằm mục đích hỗ trợ các bậc cha mẹ theo dõi lịch tiêm chủng và đưa bé đi tiêm đầy đủ.

Dự án Sổ Tiêm Chủng tại Zalo Bộ Y tế đã được ra mắt thử nghiệm từ ngày 5-11-2016 giúp các bậc cha mẹ dễ dàng theo dõi quá trình tiêm chủng của bé và nhận được tin nhắn khi sắp đến ngày tiêm.

Ứng dụng miễn phí Doctor Babee từ công ty Nhật Bản

Đây là ứng dụng miễn phí của một công ty Nhật Bản chi nhánh tại Việt Nam, được xây dựng cho người dùng Việt Nam, sẽ cho phép theo dõi lịch tiêm chủng cụ thể của từng loại vaccine dựa trên thông tin ngày sinh của bé.

Ứng dụng sử dụng các thông tin tiêm chủng được khuyến cáo bởi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), nên rất đáng tin cậy và chuẩn xác.

Ứng dụng 1.000 ngày vàng của MarryBaby 

Ứng dụng điện thoại “1000 ngày vàng” là lựa không thể bỏ qua đối với mẹ bầu và những ông bố, bà mẹ đang chăm sóc con nhỏ trong 2 năm đầu đời. Trong suốt 1000 ngày quý giá từ khi mang thai đến lúc con tròn 2 tuổi, ứng dụng sẽ luôn cung cấp cho bạn những kiến thức, thông tin nhắc nhở và những kinh nghiệm hữu ích cho từng giai đoạn.

Riêng về lịch tiêm phòng cho trẻ 2019 và các năm còn lại, mẹ cũng dễ dàng tra cứu các mũi tiêm quan trọng cho bé trên ứng dụng nhờ thao tác đơn giản là nhập ngày tháng năm sinh chính xác để xem thời điểm tiêm phòng cho bé yêu của bạn.

Lịch tiêm chủng cho trẻ năm 2019 bố mẹ cần ghi nhớ ngay

Cách hạ sốt cho trẻ sơ sinh khi tiêm phòng hiệu quả
Sau khi tiêm vắc-xin phòng bệnh, trẻ có thể gặp một số phản ứng phụ như sốt cao, sưng tại chỗ tiêm,... Cách hạ sốt cho trẻ sơ sinh khi tiêm phòng hiệu quả nhất lúc này là bình tĩnh theo dõi những thay đổi nhiệt độ trên cơ thể để đưa ra cách xử lý kịp thời nhất.

Mẹ cần nắm rõ những thay đổi vắc xin trong lịch tiêm phòng cho trẻ từng năm để quyết định sẽ tiêm dịch vụ hay tiêm “miễn phí”.

Ứng dụng điện thoại “1000 ngày vàng” là lựa không thể bỏ qua đối với mẹ bầu và những ông bố, bà mẹ đang chăm sóc con nhỏ trong 2 năm đầu đời. Trong suốt 1000 ngày quý giá từ khi mang thai đến lúc con tròn 2 tuổi, ứng dụng sẽ luôn cung cấp cho bạn những kiến thức, thông tin nhắc nhở và những kinh nghiệm hữu ích cho từng giai đoạn.

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

FAQs

Cha Mẹ Tốt

  • Cha Mẹ Tốt Image

    Xin quý đọc giả lưu ý

    – Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
    – Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *