Lịch tiêm chủng đầy đủ cho bé trong 2 năm đầu đời

shape

29 Feb

Julia PhạmFeb 29, 2020

Lịch tiêm chủng đầy đủ cho bé trong 2 năm đầu đời

Lịch tiêm chủng đầy đủ cho bé trong 2 năm đầu đời

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thường được chủng ngừa dựa trên một lịch tiêm chủng cố định

Tiêm chủng có tác dụng gì?

Chúng ta vẫn thường được nghe câu “phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Tiêm chủng là sử dụng một loại vắc-xin nào đó để phòng bệnh, có tác dụng bảo vệ dài lâu cho người dùng. Đây là một trong những cách hiệu quả nhất và đơn giản nhất để phòng những bệnh nguy hiểm như lao, viêm gan siêu vi B, viêm não Nhật Bản B, bại liệt… Tiêm chủng không chỉ được áp dụng với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ mà cả những trẻ vị thành niên và người trưởng thành. Đối với trẻ sơ sinh và các bé dưới 3 tuổi, việc sử dụng vắc-xin đúng lịch tiêm chủng sẽ giúp các bé tránh được hầu hết những căn bệnh nguy hiểm để có một khởi đầu đầy khỏe mạnh, vững chắc cho tương lai.

Loại vắc-xin đầu tiên được ghi nhận là vắc-xin phòng bệnh đậu mùa, được thử nghiệm thành công năm 1796 tại Anh. Từ dấu mốc này đến nay, đã có rất nhiều loại vắc-xin ra đời giúp con người thanh toán được rất nhiều căn bệnh hiểm nghèo trên toàn thế giới. Cho đến ngày nay, vắc-xin vẫn là cách phòng bệnh hiệu quả nhất.

Trong thành phần của vắc-xin thường chứa các loại vi khuẩn, virus được giảm độc lực, giúp kích thích khả năng miễn dịch của cơ thể trước căn bệnh gây ra bởi loại vi khuẩn, virus đó. Những loại vắc-xin khác nhau sẽ thích hợp cho từng độ tuổi khác nhau. Các nhà khoa học cũng căn cứ trên độ tuổi nào dễ bị mắc bệnh để khuyến nghị sử dụng loại vắc-xin thích hợp giúp chặn đứng nguy cơ mắc bệnh.

Lịch tiêm chủng đầy đủ cho bé trong 2 năm đầu đời

Giải đáp những băn khoăn về tiêm chủng cho trẻ
Việc tiêm chủng đầy đủ có tác dụng bảo vệ bé yêu trước rất nhiều căn bệnh nguy hiểm. Thế nhưng, rất nhiều tình huống thực tế phát sinh có thể làm bố mẹ trở nên bối rối, chẳng hạn như bé bị ốm và lỡ mũi chích ngừa, điểm tiêm dịch vụ hết thuốc... Làm thế nào để phòng bệnh hiệu quả khi gặp phải...

Lịch tiêm chủng đối với trẻ dưới 2 tuổi

Thật ra bản thân trẻ sơ sinh đã nhận được sự kháng thể miễn dịch sẵn từ mẹ. Nhưng, thời gian dành cho miễn dịch tự nhiên này chỉ tồn tại từ 1 tháng đến 1 năm. Hơn nữa, người mẹ có thể sẽ không cung cấp đủ các loại kháng thể cần thiết cho con. Vậy nên, việc tiêm chủng là cách duy nhất và tốt nhất để mẹ có thể bảo vệ bé khỏi những căn bệnh lây nhiễm nguy hiểm.

Dưới đây là lịch tiêm chủng đầy đủ những mũi bắt buộc dành cho trẻ sơ sinh từ 0 – 24 tháng.

 

Độ tuổi Vắc-xin
Từ sơ sinhLao, mũi 1
Viêm Gan B mũi 1
Bại liệt sơ sinh, mũi 1
1 tháng tuổiViêm gan B : Mũi 2
2 tháng tuổi:Bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt : Mũi 1
Viêm màng não, viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi: Mũi 1
Viêm gan B: Mũi 3. Một năm sau nhắc lại mũi 4, 8 năm sau nhắc lại mũi 5
3 tháng tuổi:Bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt : Mũi 2
Viêm màng não, viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi: Mũi 2
4 tháng tuổiBạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt : Mũi 3, nhắc lại sau 1 năm
Viêm màng não, viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi: Mũi 3, nhắc lại sau 1 năm
9 tháng tuổiThủy đậu: Tiêm 1 mũi duy nhất
Vacxin phối hợp sởi, quai bị, rubella: 1 mũi, nếu trên 12 tháng tuổi mới tiêm thì 2 mũi, mỗi mũi cách nhau 6 – 8 tuần
12 tháng tuổiViêm não Nhật Bản: Tiêm 3 mũi, mỗi mũi cách nhau 1-2 tuần. Mũi 3 tiêm sau 1 năm.
15 tháng tuổiVacxin phối hợp sởi, quai bị, rubella: Tiêm 1 mũi, nhắc lại sau 4-5 năm.
18 tháng và người lớnViêm màng não do mô cầu: Tiêm 1 mũi, cứ 3 năm tiếm nhắc lại, hoặc tiêm theo chỉ định khi có dịch
24 tháng tuổiViêm gan A: Tiêm 2 mũi, mỗi mũi cách nhau 6-12 tháng
Viêm phổi, viêm màng não mũ: Tiêm 1 mũi, 5 năm nhắc lại 1 lần
Thương Hàn: Tiêm 1 mũi, 3 năm nhắc lại một lần

Các loại vắc xin tiêm phòng sẽ có hiệu quả tốt nhất nếu bạn tiêm đủ liều và đúng theo lịch tiêm chủng. Và mẹ phải chủ động tiêm phòng trước khi có dịch bệnh xảy ra. Có nhiều mẹ đợi có dịch rồi mới đi tiêm, rất dễ xảy ra trường hợp hết thuốc.

Khi nào không nên đưa trẻ đi tiêm phòng?

Có một vài tình huống đặc biệt mà mẹ không nên đưa trẻ đi tiêm phòng để tránh những phản ứng nguy hiểm. Đó là:

  • Trẻ đang sốt cao.
  • Trẻ đang mắc bệnh nhiễm khuẩn cấp tính.
  • Trẻ đang bị viêm da mủ, hoặc bệnh chàm ngoài da
  • Trẻ đang mắc một bệnh mãn tính đang tiến triển như lao phổi, tràn dịch (có nước) màng phổi…, nhất là đang có bệnh ở thận.
  • Trẻ bị dị ứng với loại protein dùng trong vắc-xin, chẳng hạn như dị ứng lòng trắng trứng
  • Trẻ vừa trải qua một đợt điều trị với các loại thuốc corticoid.

Nếu con rơi vào những trường hợp trên, mẹ nên hỏi ý kiến của bác sỷ để ra quyết định. Còn trong trường hợp con bị sốt nhẹ, tiêu chảy nhẹ, suy dinh dưỡng hay ho, chảy mũi… thì con vẫn có thể tiêm phòng bình thường mẹ nhé!

 

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

FAQs

Julia Phạm

  • Julia Phạm Image

    Xin quý đọc giả lưu ý

    – Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
    – Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *