Mắc bệnh mãn tính có thể mang thai?

shape

30 Nov

Martin NguyenNov 30, 2019

Mắc bệnh mãn tính có thể mang thai?

Mắc bệnh mãn tính có thể mang thai?

Để đảm bảo một thai kỳ khỏe mạnh, bạn không nên bỏ qua những lời khuyên của bác sĩ

1/ Bệnh suyễn 

Nếu chưa từng bị hen suyễn trước đây, bạn không phải lo lắng quá nhiều, vì quá trình mang thai không thể gây ra các triệu chứng hen suyễn. Tuy nhiên, với những phụ nữ có tiền sử hen suyễn, mang thai có thể sẽ gây một số ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn. 1/3 phụ nữ bị hen suyễn sẽ cảm thấy đỡ hơn trong thai kỳ của mình, trong khi 1/3 còn lại sẽ xuất hiện các triệu chứng tồi tệ hơn.

Để bảo đảm một thai kỳ khỏe mạnh, điều tốt nhất bạn có thể làm là kiểm soát tốt các triệu chứng hen suyễn trong suốt 9 tháng mang thai. Mẹ bầu nên gặp bác sĩ ngay khi biết mình có thai để được tư vấn một cách tốt nhất.

2/ Khuyết tật tim bẩm sinh 

Mỗi năm có khoảng 0,8% trẻ em sinh ra với một số vấn đề về tim, còn được gọi là bệnh tim bẩm sinh hoặc khuyết tật tim bẩm sinh. Và có khoảng 85% những đứa trẻ này sẽ sống đến tuổi trưởng thành, đó là lý do tại sao các vấn đề tim mạch ở phụ nữ mang thai ngày càng trở nên phổ biến.

Với những người bị khuyết tật ở tim, mang thai sẽ làm tăng áp lực ở tim của bạn, và có thể gây khó thở hoặc ảnh hưởng đến lưu lượng máu trong cơ thể. Thậm chí có thể dẫn đến những trường hợp nguy hiểm sức khỏe mẹ và thai nhi.

Mắc bệnh mãn tính có thể mang thai?

7 dấu hiệu cực nguy hiểm trong thai kỳ
Khi mang thai, cơ thể mẹ bầu sẽ thay đổi rất nhiều. Tuy nhiên, không phải thay đổi nào cũng bình thường và có thể làm lơ. Nếu phát hiện thấy mình có 1 trong 7 dấu hiệu sau, mẹ bầu nên ngay lập tức đi thăm khám để bảo vệ an toàn sức khỏe cho bản thân và thai nhi.

3/ Bệnh tim mạch vành 

Bệnh tim mạch vành xảy ra khi có sự thu hẹp các động mạch cung cấp máu và ô-xy cho tim. Với những phụ nữ bị bệnh tim mạch vành mang thai, nguy cơ lớn nhất là bị nhồi máu cơ tim. Đây cũng chính là nguyên nhân tử vong hàng đầu ở phụ nữ mang thai. Chính vì vậy, bạn nên đến khám ở bác sĩ chuyên khoa để biết liệu mình có đủ sức khỏe để có thể mang thai, và làm gì để vượt qua hành trình mang thai một cách an toàn nhất.

4/ Bệnh tiểu đường 

Tiểu đường là tình trạng cơ thể “tích trữ” lượng đường quá cao và không thể chuyển hóa được mà tồn lại trong máu. Tiểu đường khi mang thai làm tăng nguy cơ tử vong của mẹ bầu lên gấp 10 lần, đồng thời cũng gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như huyết áp cao, thai khó sinh, thai nhi bị dị tật bẩm sinh, tăng nguy cơ sảy thai hoặc thai chết lưu.

Tiểu đường thai kỳ có thể biến mất ngay khi quá trình mang thai kết thúc, nhưng tiểu đường tuýp 1, tuýp 2 là bệnh mãn tính, và bạn phải tìm cách kiểm soát chúng trong suốt thai kỳ của mình.

Mắc bệnh mãn tính có thể mang thai?

Tập luyện giúp kiểm soát tiểu đường thai kỳ
Những hoạt động thể dục, thể thao như bơi lội, đi bộ, khiêu vũ đều đặn có thể giúp bạn kiểm soát tốt chứng tiểu đường trong thai kỳ

5/ Bệnh động kinh

Rất khó đoán được mang thai sẽ ảnh hưởng đến bệnh động kinh như thế nào. Hơn một nửa những phụ nữ bị động kinh khi mang thai có tần suất các cơn co giật không thay đổi, và 30% khác có tần suất co giật thậm chí cao hơn bình thường. Bên cạnh đó, với những phụ nữ động kinh khi mang thai, nguy cơ dị tật bẩm sinh và kém phát triển ở thai nhi thường cao gấp đôi bình thường.

Trong những trường hợp mẹ bầu phải uống thuốc động kinh khi mang thai, bác sĩ có thể sẽ yêu cầu thay đổi loại thuốc hoặc phương thức điều trị để hạn chế tối đa nguy cơ dị tật bẩm sinh cho thai nhi. Ngoài ra, mẹ bầu cũng được khuyên nên bổ sung vitamin K và axit folic trong thời gian mang thai, đặc biệt trong giai đoạn đầu và cuối thai kỳ.

6/ Cao huyết áp

Khi bị cao huyết áp, tim bạn phải làm việc cực nhọc hơn để bơm máu đi khắp cơ thể, và điều này có thể ảnh hưởng đến hoạt động các cơ tim. Huyết áp cao khi mang thai gây ảnh hưởng nhiều đến nhau thai, khiến nhau thai không hấp thu đầy đủ dưỡng chất từ mẹ, và có thể dẫn đến tình trạng suy thai. Ngoài ra, huyết áp cao là một trong những tiền đề chính dẫn đến tiền sản giật, một trong những biến chứng rất nguy hiểm trong thai kỳ.

>>> Xem thêm thảo luận có chủ đề liên quan:

  • Xét nghiệm chức năng gan trước khi mang thai
  • Kiến thức cần chuẩn bị trước khi mang thai

MarryBaby

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

FAQs

Martin Nguyen

  • Martin Nguyen Image

    Xin quý đọc giả lưu ý

    – Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
    – Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *