Mạch đập bao nhiêu lần 1 phút là có thai?

shape

31 Dec

Khanh ElisaDec 31, 2019

Mạch đập bao nhiêu lần 1 phút là có thai?

Chắc hẳn, bạn cũng đã từng một lần nghe truyền tai về những dấu hiệu mang thai từ các thế hệ đi trước như việc trễ kinh, thường xuyên nôn ói, kén ăn hay điển hình là tính mạch đập nhanh chậm…Vậy mạch đập bao nhiêu lần 1 phút là có thai?

Mạch đập bao nhiêu lần 1 phút là có thai?

Mạch đập nhanh hay chậm liệu có phải dấu hiệu mang thai?

Theo như kinh nghiệm dân gian, nếu bạn thấy mạch cổ nổi lên và thấy rõ mạch đập ở khu vực này thì xin chúc mừng, bạn đã có thể cảm nhận tình mẫu tử trong một thiên chức mới. Tuy nhiên, trong thực tế, dấu hiệu mang thai này chưa đủ cơ sở cũng như chưa được khoa học xác minh. Vì hiện tượng này cũng sẽ xuất hiện với những chị em sở hữu thân hình quá mảnh mai hay là dấu hiệu của các bệnh liên quan đến tim mạch.

Nếu như căn cứ vào việc mạch đập bao nhiêu lần 1 phút là có thai vẫn chưa đủ cơ sở cho sự thành công của quá trình thụ thai thì nhịp tim đập nhanh hơn là dấu hiệu mang thai đã được khoa học xác minh.

Với một phụ nữ bình thường, nhịp tim của bạn sẽ đập trung bình khoảng 70 nhịp/phút. Tuy nhiên, khi mang đến tuần thứ 12, trái tim của mẹ bầu sẽ có dấu hiệu đập nhanh hơn khoảng từ 80 đến 90 nhịp/phút. Lý giải cho sự “bận rộn” của tim là do khi mang thai, cơ thể bạn phải tạo ra nhiều máu hơn để hỗ trợ cho quá trình phát triển của thiên thần nhỏ.

Ngoài tim đập nhanh hơn bình thường, những dấu hiệu sau đây cũng giúp bạn biết liệu mình có mang thai hay không.

Mạch đập bao nhiêu lần 1 phút là có thai?

Bất ngờ 9 dấu hiệu mang thai "kỳ lạ"
Buồn nôn, thèm chua hay trễ kinh là những dấu hiệu có thai mẹ nào cũng nằm lòng. Tuy nhiên, mẹ có biết thường xuyên xì hơi cũng là một trong những dấu hiệu báo hỷ?

1. Trễ kinh, mất kinh

Trễ kinh, mất kinh là dấu hiệu mang thai phổ biến và dễ nhận biết nhất ở phái đẹp, đặc biệt với những mẹ mang thai lần đầu. Tuy nhiên, trường hợp này cũng thường xảy ra ở một số phụ nữ do mất cân bằng hormone, phản ứng với một số loại thực phẩm, thuốc trị bệnh hay phải chịu quá nhiều áp lực và căng thẳng.

2. Ngực nhạy cảm hơn và tăng kích thước

Trong 3 tháng đầu thai kỳ,  bạn sẽ cảm nhận sự thay đổi rõ rệt của ngực như việc tăng kích thước hay ngực trở nên nhạy cảm hơn. Dấu hiệu này đôi khi bị “ngó lơ” do một số phụ nữ lầm tưởng là kỳ nguyệt san đang đến. Lúc này, mẹ bầu có thể nhận thấy ngực khá nhạy cảm khi chạm vào và có cảm giác ngứa hay đau nhức lúc mặc áo ngực.

3. Tăng thân nhiệt

Một trong những dấu hiệu giúp bạn sớm phát hiện việc mang thai chính là sự thay đổi của thân nhiệt. Nhiệt độ cơ thể của mẹ bầu sẽ tăng trung bình khoảng 0,4 độ C trong suốt kỳ tam cá nguyệt đầu do nội tiết tố trong cơ thể có sự thay đổi.

Thời điểm lý tưởng nhất trong ngày để đo nhiệt độ trung bình của cơ thể là vào buổi sáng ngay khi bạn vừa thức giấc. Nếu thân nhiệt cao hơn bình thường và kéo dài trong khoảng từ 14 đến 18 ngày liên tục, rất có thể bạn đang mang trong mình một sinh linh bé bỏng.

Mạch đập bao nhiêu lần 1 phút là có thai?

Tính ngày rụng trứng bằng cách đo thân nhiệt cơ bản
Khi quá trình rụng trứng diễn ra, cơ thể sẽ có những dấu hiệu nhất định. Và sự thay đổi thân nhiệt là một trong những dấu hiệu đó. Thời điểm rụng rứng đánh dấu cho khoảng “thời gian vàng” giúp bạn dễ dàng thực hiện mong ước làm mẹ của mình.

4. Đi tiểu thường xuyên

Một số chị em nhận thấy bản thân đi tiểu nhiều hơn trước cả khi mất kinh trong khoảng từ 7-12 ngày sau khi trứng rụng. Trong 3 tháng đầu mang thai, do sự phát triển nhanh chóng của tử cung đã vô tình gây ra sức ép vào mặt sau của bàng quang và đẩy bộ phận này lên phía trên. Điều này dẫn đến việc bàng quang bị kích thích và tạo nên hiện tượng đi tiểu thường xuyên ở mẹ bầu.

5. Ốm nghén

Một nửa mẹ bầu cảm thấy buồn nôn, đôi khi kèm theo ói mửa trong khoảng cuối tháng đầu tiên của thai kỳ, đặc biệt là vào buổi sáng. Một số trường hợp có thể bị ốm nghén trong suốt quá trình mang thai.

Sự thay đổi của lượng hormone trong khi mang thai là nguyên nhân chủ yếu gây nên hiện tượng này. Chứng ốm nghén sẽ trở nặng hơn nếu bạn phải chịu nhiều áp lực, căng thẳng hay do một số thực phẩm không phù hợp như những món giàu chất béo, có vị cay nồng… Chính vì vậy, để hạn chế việc ốm nghén, mẹ bầu có thể ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày, đồng thời bổ sung những thực phẩm giàu chất đạm và hidrat-cacbon tổng hợp vào thực đơn mỗi ngày.

MarryBaby hy vọng đã giúp các mẹ tìm được câu trả lời về việc mạch đập bao nhiêu lần 1 phút là có thai. Nếu muốn có được kết quả chính xác nhất, tốt nhất bạn nên đến các bệnh viện phụ sản để kiểm tra và tiến hành xét nghiệm.

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

FAQs

Khanh Elisa

  • Khanh Elisa Image

    Xin quý đọc giả lưu ý

    – Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
    – Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *