Mách mẹ 14 mẹo khắc phục chứng hay quên ở trẻ

shape

14 Apr

Martin NguyenApr 14, 2020

Mách mẹ 14 mẹo khắc phục chứng hay quên ở trẻ

Mách mẹ 14 mẹo khắc phục chứng hay quên ở trẻ

 

Hãy dạy trẻ cách dùng các giác quan khác nhau để ghi nhớ. Ví dụ, khi trẻ đang đọc sách, hãy yêu cầu bé theo dõi các chữ cái bằng ngón tay trỏ và đọc to chúng. Nếu đang học môn địa lý, hãy yêu cầu bé mô tả trực quan bản đồ hoặc chỉ ra địa điểm bạn yêu cầu.

9. Giúp con ôn tập thường xuyên

Cùng xem lại bài với con hằng ngày là cách tốt nhất để hỗ trợ trẻ mắc chứng hay quên. Bằng cách này, bạn cũng có thể biết được con gặp vấn đề với bài vở ở đâu để có thể giúp trẻ khắc phục. Ngày qua ngày, trẻ sẽ rút ra được bài học từ những lỗi sai của mình. Hãy cố gắng giải thích cho trẻ hiểu nhưng không được áp đặt ý kiến của mình quá nhiều.

10. Sử dụng bút hightlight

Loại dụng cụ học tập này cũng hỗ trợ tốt với bệnh hay quên của trẻ. Bạn có thể dạy con cách dùng bút làm nổi bật hoặc gạch chân những điều quan trọng mà bé học. Ngoài ra, hãy nhắc nhở con xem lại những gì bé đã tô, gạch để trẻ luôn ghi nhớ điều đó.

11. Sử dụng giấy ghi nhớ

Cách này rất hữu dụng với trẻ mau quên. Bạn có thể tạo ra những tờ giấy ghi chú bài vở về công thức toán học, quy tắc ngữ pháp hoặc sự kiện lịch sử mà trẻ cần trong giờ học. Trước khi thực hiện, mẹ cần hỏi qua ý kiến của giáo viên để trẻ được phép sử dụng nhé!

12. Tạo ra danh mục những điều cần ghi nhớ

Mách mẹ 14 mẹo khắc phục chứng hay quên ở trẻ

Với trẻ mắc chứng hay quên, việc giữ danh mục những điều cần làm hoặc cần nhớ sẽ rất có ích. Bạn có thể thực hiện bằng cách dán một danh sách như vậy ở phòng ngủ hoặc trên cặp đi học của bé.

Điều này rất cần thiết đặc biệt là những khi con bước vào mùa thi hoặc có bài kiểm tra quan trọng. Bên cạnh đó, bạn cũng nên hướng dẫn trẻ tự viết checklist cho mình hoặc khuyến khích con viết nhật ký hằng ngày.

13. Linh hoạt trong cách giảng dạy

Bạn không nên áp dụng chỉ một kiểu giảng bài bởi sẽ rất dễ gây nhàm chán. Hơn nữa làm như vậy bé cũng chỉ có thể tập trung được giai đoạn đầu.

Thay vì vậy, bạn nên thử phối hợp nhiều phương pháp khác nhau đưa vào bài giảng như: dùng những đoạn phim, cho trẻ nghe nhạc hoặc những trò chơi thú vị để thu hút sự quan tâm của trẻ và kích thích sự ghi nhớ.

14. Chú ý đến sinh hoạt của trẻ

Bạn nên cho bé nghỉ ngơi để tránh căng thẳng sau một khoảng thời gian học nhất định, tuyệt đối tránh để trẻ ngồi học quá lâu.

Thêm vào đó, bạn cần chú ý đến chất lượng giấc ngủ của bé, phải đảm bảo con được ngủ đủ giấc mỗi ngày. Có như vậy trẻ mới luôn tỉnh táo và dễ tiếp thu bài vở hơn.

Khuyến khích trẻ năng tham gia các hoạt động xã hội, rèn luyện thể thao để có một cơ thể tràn đầy năng lượng, tinh thần sảng khoái. Ngoài ra, mẹ cũng cần đảm bảo yếu tố dinh dưỡng trong các bữa ăn hàng ngày của con.

Chứng hay quên ở trẻ mặc dù khá phổ biến và có thể để lại nhiều ảnh hưởng đến việc học tập của trẻ về sau. Mặt khác, bạn cũng đừng quá lo lắng nếu con mình rơi vào tình trạng này. Để cải thiện, bạn có thể thử áp dụng những biện pháp mà đã gợi ý ở trên. Trong trường hợp kết quả không khả quan, hãy đưa trẻ đến gặp bác sĩ để có hướng giải quyết phù hợp nhé!

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

FAQs

Martin Nguyen

  • Martin Nguyen Image

    Xin quý đọc giả lưu ý

    – Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
    – Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *