Mách mẹ bầu cách giảm khó chịu vì viêm xoang
Xoang là những khoang chứa không khí, được lót bởi những lớp màng nhầy nằm quanh má, trán và mắt. Triệu chứng thường thấy nhất của viêm xoang là sổ mũi. Khi các xoang bị sưng, bạn sẽ cảm thấy trên mặt những chỗ mềm. Viêm xoang chính là tình trạng các xoang bị sưng lên do chất nhầy không thoát ra, dẫn đến tắc nghẽn. Tuy vậy, từ các triệu chứng biểu hiện trên cơ thể, bạn không thể chẩn đoán được nguyên nhân là do viêm xoang hay do thay đổi lượng hormone.
Một số triệu chứng tiêu biểu khi bị viêm xoang bao gồm:
● Khó thở, nghẹt mũi, nước mũi có màu xanh
● Ho dữ dội, cảm giác đau và tức quanh vùng mũi do tắc nghẽn các xoang
● Trong khi mang thai, bạn sẽ gặp thêm những triệu chứng như đau đầu, mệt mỏi, đau tai, và mất cảm giác ở mức độ nào đó
Các mẹ bầu vốn đã dễ mệt mỏi lại càng kiệt sức hơn khi phải đối phó với viêm xoang trong thai kỳ
Chung sống cùng viêm xoang khi mang thai
Trong nhiều trường hợp, nguyên nhân gây viêm xoang trong suốt thời kỳ mang thai là do sự thay đổi trong lượng hormone của người mẹ. Mặc dù viêm xoang là một căn bệnh dễ mắc phải, song sẽ có không ít phiền toái khi bị nhức đầu, sổ mũi viếng thăm. Sau đây là một vài phương pháp để làm nhẹ bớt các triệu chứng và giúp bạn chăm sóc thai nhi được tốt hơn.
1. Bổ sung Vitamin C: Bạn cần bổ sung thêm vitamin C để tăng cường khả năng miễn dịch và chống lại viêm xoang. Ngoài ra, việc cắt giảm các sản phẩm từ sữa có thể giúp ngăn ngừa viêm xoang, tuy vậy bạn sẽ bị thiếu hụt lượng canxi dự trữ trong cơ thể nên cần bổ sung bằng thực phẩm hay viên uống.
Bổ sung vitamin khi mang thai: Điều kiện tiên quyết!
Bổ sung đầy đủ các loại vitamin và khoáng chất cho cơ thể là một trong những bước để có một thai kỳ khỏe mạnh. Tuy nhiên, mẹ bầu có biết những vitamin nào cần thiết cho thai kỳ của mình và phải bổ sung như thế nào cho đủ?
2. Châm cứu: Đây là một phương pháp trị liệu cổ truyền của Trung Hoa, dùng kim đã qua sát trùng châm vào các huyệt đạo trên cơ thể. Châm cứu có thể làm kích thích nguồn năng lượng bên trong cơ thể và giải quyết các vấn đề gây ra tắc nghẽn dòng thoát của các chất nhầy.
3. Thuốc kháng sinh: Có một trở ngại là bạn hải hạn chế tối đa việc dùng thuốc kháng sinh, đặc biệt là trong ba tháng đầu tiên mang thai, đây là giai đoạn bào thai có những bước phát triển đầu tiên. Tốt hơn hết, bạn chỉ uống kháng sinh theo đơn của bác sĩ mà thôi.
Uống thuốc khi mang thai: Sai một li, đi ngàn dặm!
Để đương đầu với những khó chịu khi mang thai như ốm nghén, đầy hơi, ợ nóng, không ít bà bầu chọn cách sử dụng thuốc khi mang thai để giảm bớt các triệu chứng này. Tuy nhiên, dùng sai thuốc và không đúng cách có thể gây ra dị tật thai nhi, nguy hiểm hơn có thể dẫn đến sảy thai, sinh non.
4. Nước: Nước là vũ khí an toàn nhất để chống lại bệnh viêm xoang khi mang thai. Bạn cần uống đủ lượng nước mỗi ngày để có được thể trạng tốt nhất. Và để tránh làm tình trạng viêm xoang nặng lên, bạn không nên uống nước lạnh.
5. Hơi nóng: Đây là cách rất hiệu quả để làm lỏng các chất nhầy trong xoang và làm chúng dễ thoát hơn. Vùng chất nhầy ách tắc là nơi sinh sôi rất nhiều vi khuẩn, làm gia tăng nguy cơ viêm nhiễm. Bạn có thể sử dụng máy sục hay nấu một nồi thảo dược nghi ngút khói để xử lý tình trạng viêm xoang của mình.
6. Dầu khuynh diệp: Bạn có thể nhỏ hai giọt dầu khuynh diệp lên khăn giấy và ngoáy vào trong mũi để làm thông mũi. Hoặc có thể nhỏ dầu vào một ca nước nóng để tạo hơi nóng cùng một chiếc khăn trùm lên đầu như phương thức xông giải cảm truyền thống. Nên nhớ, nghẹt mũi dễ dẫn đến nguy cơ thiếu nguồn oxy cho thai nhi.
Thai nhi sẽ không hoàn toàn bị ảnh hưởng trực tiếp khi người mẹ bị viêm xoang, nhưng vi khuẩn tích tụ quá nhiều sẽ làm gia tăng nguy cơ sinh non. Điều trị viêm xoang khi mang thai là vô cùng cần thiết vì những nguồn viêm nhiễm có thể lây lan nếu không được xử lý triệt để.
MarryBaby
Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé
Xin quý đọc giả lưu ý
– Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
– Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.