Mách mẹ cách chữa nôn trớ ở trẻ sơ sinh

shape

29 Feb

Cha Mẹ TốtFeb 29, 2020

Mách mẹ cách chữa nôn trớ ở trẻ sơ sinh

Nôn trớ là triệu chứng thường gặp ở trẻ sơ sinh. Trẻ càng nhỏ việc nôn trớ càng lặp lại thường xuyên. Điều này làm nhiều mẹ cảm thấy lo lắng và tìm cách chữa nôn trớ ở trẻ sơ sinh. Dựa vào những nguyên nhân phổ biến như cho bé bú không đúng cách hoặc dấu hiệu bệnh lý mẹ cò thể hạn chế được tình trạng này.

Nôn trớ do trẻ bú không đúng cách

Sau khi sinh nếu gặp tình trạng trẻ nôn trớ thường xuyên nhưng vẫn chơi bình thường, không ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ, mẹ chỉ cần điều chỉnh lại cách cho bé bú.

Với trẻ bú mẹ

Nên bắt đầu với bầu vú bên trái trước sau đó chuyển bé sang bên phải sữa sẽ dễ dàng xuống dạ dày mà không gây trào ngược ra ngoài. Thời gian bú trung bình 10 phút cho vú thứ nhất và 20 phút cho vú thứ hai. Bú quá lâu trên 30 phút không có lợi cho bé vì bé dễ mệt và bị rối loạn thèm bú.

Mách mẹ cách chữa nôn trớ ở trẻ sơ sinh

Cho trẻ bú mẹ đúng cách để hạn chế tình trạng nôn trớ, ọc sữa

Nên bế bé cho bú vì tư thế nằm khiến bé dễ bị sặc và trớ hơn. Giúp bé cảm thấy an toàn khi bú bằng cách xoa xoa bàn tay nhỏ bé hoặc nói chuyện thì thầm. Không nên để bé quấy khóc vì có thể bé nuốt nhiều hơi nhiều gây căng dạ dày.

Sau khi bú cần bế bé theo tư thế thẳng, ngực áp vào một bên ngực mẹ, mặt kê lên vai mẹ rồi vỗ nhẹ lưng cho ợ hơi sau 10-15 phút mới nhẹ nhàng đặt bé nằm nghiêng bên trái, kê gối hơi cao.

Khi trẻ bú bình

Nếu cho trẻ bú bình mẹ lưu ý sao cho sữa ngập núm vú bình để tránh nuốt không khí vào dạ dày. Đồng thời, mẹ nên giữ bình sữa nghiêng 45 độ và dùng núm vú đặc biệt để tránh bé nuốt quá nhiều khí thừa.

Khi cho bé ăn xong, cũng giống như bé sơ sinh bú mẹ, mẹ không nên để bé nằm ngay lập tức mà nên tìm cách cho bé ợ hơi để “giải thoát” bớt lượng khí thừa, tránh làm con bị đầy bụng, khó tiêu.

Không nên để bình sữa nằm ngang trong khi bú, tránh tình trạng bé bú hơi trong bình sữa như thế bé có thể bị trớ ngược ra ngoài sau khi bú xong để đẩy không khí ra.

Mách mẹ cách chữa nôn trớ ở trẻ sơ sinh

Trẻ hay ọc sữa, nôn trớ, mẹ phải xử sao?
Khi thấy trẻ có dấu hiệu ọc sữa, nôn trớ nên theo dõi cẩn thận vì có thể đó là những dấu hiệu của chứng thiếu canxi hoặc là dấu hiệu bệnh lý liên quan đến chứng rối loạn tiêu hóa của trẻ. Mẹ cần tìm hiểu kỹ xem trẻ sơ sinh bị trớ hay ọc sữa là hiện tượng tự nhiên hay dấu hiệu bệnh lý.

Trẻ sơ sinh bị nôn trớ do bệnh lý

Những bệnh lý thường kèm theo triệu chứng nôn trớ như bệnh tiêu chảy, viêm mũi họng, viêm phổi, viêm màng não… hoặc một số bệnh ngoại khoa như lồng ruột, tắc ruột, viêm ruột non hoại tử…Trẻ nôn đột ngột kèm theo triệu chứng riêng của từng bệnh mẹ cần trẻ đến khám ở cơ sở y tế để xử trí kịp thời.

Trong trường hợp cần sơ cứu tại nhà: Nếu thấy trẻ nôn nhiều cần giữ tư thế nằm nghiêng hoặc ngồi thẳng dậy để đề phòng chất nôn sẽ tràn vào khí quản gây sặc rất nguy hiểm. Chờ cho bé bớt nôn trớ, hãy cho uống một lượng nhỏ nước đun sôi hoặc dung dịch Oresol được pha theo đúng hướng dẫn.

Nếu bé tiếp tục nôn nhiều, nên đưa bé đi khám. Nếu bé bớt nôn trớ thì cần cho uống lần lượt 50ml dung dịch Oresol và 50ml nước chín sau mỗi nửa giờ. Sau khi cho bé uống loại nước này mà bé không nôn trớ nữa thì cho bé bú sữa mẹ hoặc bú bình, tăng dần số lượng từ 80 – 100ml sau mỗi 3 – 4 giờ.

Để trẻ nghỉ ngơi ở phòng riêng yên tĩnh sẽ giúp trẻ nhanh hồi phục hơn. Dạ dày trống trong suốt thời gian này sẽ giúp bé dễ chịu hơn. Không cho bé dùng bất kỳ loại thuốc chống nôn nào khi chưa được sự cho phép của bác sĩ.

Trường hợp trẻ bị sặc: Không nên dùng tay cố lấy tay móc thức ăn hay chất nôn ra mà nên nên để trẻ nằm sấp trên đùi  và vỗ mạnh vào lưng trẻ như hình vẽ. Dị vật và chất nôn sẽ được tống ra. Sau khi ói ra được nếu bé còn mệt thì nên đưa bé đến cơ sở y tế gần nhất để được chữa trị.

Nôn trớ là triệu chứng hay gặp ở trẻ sơ sinh và nếu không phải do bệnh lý mà là tự thân thì triệu chứng này được cho là lành tính, tự khỏi khi trẻ lớn hơn. Cách chữa nôn trớ ở trẻ sơ sinh vì vậy cũng cần dựa vào từng nguyên nhân để mẹ đưa ra hướng xử lý đúng nhất.

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

FAQs

Cha Mẹ Tốt

  • Cha Mẹ Tốt Image

    Xin quý đọc giả lưu ý

    – Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
    – Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *