Mãn kinh vẫn mang thai: Rủi ro rình rập!

shape

31 Jan

Khanh ElisaJan 31, 2020

Mãn kinh vẫn mang thai: Rủi ro rình rập!

Mãn kinh vẫn mang thai: Rủi ro rình rập!

Nhiều phụ nữ vẫn cố “vớt vát” cơ hội làm mẹ cuối cùng của mình

Giai đoạn mãn kinh bắt đầu khi những hormone trong cơ thể ngừng biến động và ổn định ở mức thấp. 51 là độ tuổi mãn kinh trung bình của phụ nữ. Mặc dù vậy, vẫn có những trường hợp mãn kinh ở độ tuổi 40, hoặc có người gần 60 tuổi mới mãn kinh. Nhiều người cho rằng, khi chu kỳ kinh nguyệt của mình không xuất hiện nữa chính là thời điểm mãn kinh của cơ thể. Thực tế, do những thay đổi về hormone, chu kỳ của bạn sẽ phát sinh một số điều bất thường. Nó có thể “mất tăm” một thời gian và đột nhiên xuất hiện lại.

Bạn phải chờ ít nhất 1 năm mới có thể xác định liệu mình có đang trong thời kỳ mãn kinh. Để biết chính xác, tốt nhất bạn nên nói chuyện với bác sĩ để đảm bảo bạn đang trải qua thời kỳ tiền mãn kinh và mãn kinh chứ không phải đang gặp vấn đề về sức khỏe.
Sau mãn kinh, cơ thể bạn sẽ không xuất hiện sự rụng trứng và bạn sẽ không có cơ hội mang thai nữa. Tuy nhiên, nếu đang trong quá trình mãn kinh, buồng trứng bạn vẫn còn sót lại một vài nàng trứng cuối cùng và cơ hội thụ thai vẫn đang chờ đón bạn. Trường hợp này khá hiếm, nhưng vẫn có thể xảy ra. Thụ thai trong giai đoạn này sẽ rất khó khăn và nguy hiểm.

Mãn kinh vẫn mang thai: Rủi ro rình rập!

Mang thai ở độ tuổi 40: Lớn hơn và khôn ngoan hơn
Ở độ tuổi này, bạn cần phải chấp nhận rằng, bạn đang ở trong giai đoạn khó khăn nhất để thụ thai. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa độ tuổi 40 chỉ toàn nhược điểm khi nhắc đến chuyện mang thai.

1/ Những rủi ro khi mang thai trong giai đoạn mãn kinh

– Sảy thai: Nguy cơ sảy thai tăng cao đối với những phụ nữ thụ thai trong giai đoạn mãn kinh. Nguyên nhân chủ yếu là do những thay đổi trong tử cung, sự biến đổi của hormone và suy giảm chất lượng trứng.

– Dị tật bẩm sinh: Trong thời kỳ mãn kinh, sự suy giảm chất lượng trứng là “thủ phạm” hàng đầu gây ra những dị tật bẩm sinh cho thai nhi, nhất là khả năng mắc phải hội chứng Down.

– Sinh non: Nguy cơ sinh non cũng khá cao, có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong thai kỳ. Ngoài ra, nguy cơ gặp phải những biến chứng trong thai kỳ như cao huyết áp, tiểu đường, co giật… cũng tăng cao.

– Khả năng sinh mổ cao: 50% các mẹ bầu mang thai ngoài 40 có khả năng phải sinh mổ. Điều này là do sự suy giảm chức năng tử cung, khiến mẹ bầu khó có thể co bóp để đẩy thai nhi ra ngoài.

Mãn kinh vẫn mang thai: Rủi ro rình rập!

Sinh con khi lớn tuổi: Mẹ sống lâu hơn?
Sinh con khi lớn tuổi đã từng được nhiều nghiên cứu chứng minh sẽ giúp kéo dài tuổi thọ của mẹ. Thực hư thế nào?

2/ Muốn có con trong giai đoạn mãn kinh

Nếu buồng trứng vẫn chưa “hết hạn”, bạn vẫn có khả năng thụ thai. Nói chuyện với bác sĩ chuyên khoa để tìm ra những phương pháp thụ thai thích hợp. Dù gặp nhiều khó khăn nhưng bạn cần phải kiên trì và đừng mất hy vọng. Hiện nay đã có nhiều phương pháp giúp hỗ trợ khả năng sinh sản cho phụ nữ như các liệu pháp thay đổi hormone, thụ tinh nhân tạo, hiến trứng…

>>> Xem thêm thảo luận có chủ đề liên quan:

  • Càng lớn tuổi, khả năng sinh con mắc bệnh tử kỷ càng cao
  • Nguy cơ dọa sảy thai

MarryBaby

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

FAQs

Khanh Elisa

  • Khanh Elisa Image

    Xin quý đọc giả lưu ý

    – Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
    – Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *