Mang thai 3 tháng cuối, ăn gì tốt cho thai nhi?
Não của thai nhi bắt đầu hình thành và phát triển từ tuần thứ 8 của thai kỳ. Tuy nhiên, 3 tháng cuối mới là giai đoạn não trẻ phát triển nhanh nhất. Lúc này, não của bé cưng có thể đạt 25% trọng lượng não của người trưởng thành. Hơn nữa, đây cũng là giai đoạn thai nhi phát triển và hoàn thiện các cơ quan trọng yếu cũng như “chạy đua” cân nặng để chuẩn bị chào đời.
Mang thai 3 tháng cuối, mẹ bầu nên chú ý chế độ dinh dưỡng để đảm bảo sức khỏe cho cả bản thân và em bé trong bụng
Nguyên tắc dinh dưỡng trong những tháng cuối
Về cơ bản, chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng cuối vẫn phải đảm bảo đủ các nhóm chất dinh dưỡng, bao gồm đạm, chất béo lành mạnh, nhóm giàu vitamin, khoáng chất và chất xơ. Ngoài ra, bà bầu nên tăng cường thêm a-xít béo omega-3 và choline, bởi não và hệ thần kinh của thai nhi đang trong giai đoạn phát triển bùng nổ và hoàn thiện.
Để đảm bảo cho sự phát triển của thai nhi cũng như sức khỏe mẹ bầu, trung bình mỗi ngày mẹ nên nạp khoảng 1950 calorie. Cố gắng để đến tháng thứ 9 của thai kỳ, mẹ có thể tăng thêm từ 6-7 kg là vừa chuẩn.
Một số lưu ý khác về dinh dưỡng khi mang thai 3 tháng cuối mẹ nên biết:
– Uống đủ nước.
– Không bỏ bữa, cách khoảng 4 giờ phải có một bữa ăn.
– Tham khảo thêm ý kiến chuyên gia dinh dưỡng (nếu cần) để điều chỉnh chế độ ăn phù hợp với yêu cầu tăng cân. Tránh tăng cân quá nhiều nhưng cũng hạn chế tình trạng thai nhi thiếu chất, từ đó dẫn đến ảnh hưởng sự phát triển trí não của trẻ.
Top 5 thực phẩm tốt cho bà bầu 3 tháng cuối
Dưới đây là 5 món giàu dinh dưỡng mẹ bầu không nên bỏ qua trong giai đoạn này
1/ Thực phẩm giàu protein
Có mặt trong hầu hết các giai đoạn của thai kỳ, nhưng ở 3 tháng cuối, vai trò của protein mới thực sự “tỏa sáng”, bởi giai đoạn này, thai nhi cần rất nhiều protein cho sự phát triển mô và cơ bắp. Hơn nữa, hầu hết thực phẩm giàu protein cũng đều chứa hàm lượng cao sắt và kẽm, có tác dụng ngăn ngừa nguy cơ thiếu máu cũng như giảm tỉ lệ bé sinh non, nhẹ cân. Protein chứa nhiều trong đậu, thịt gà, thịt lợn, xà lách xanh, gà tây và thịt bò.
2/ Trứng
Trứng chứa choline giúp duy trì chức năng của các tế bào của não, đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển toàn diện và hoạt động của não bộ. Choline cũng rất cần thiết cho sự hình thành bộ nhớ của thai nhi. Dùng một lượng thích hợp sẽ làm giảm nguy cơ rối loạn tăng trưởng tuyến tụy hoặc thận cùa bé.
3/ Cá hồi
Được biết đến như một thực phẩm có nguồn a-xít béo tốt và dồi dào nhất, cá hồi là thực phẩm không thể thiếu nếu mẹ muốn giúp bé thông minh hơn. Vừa giàu omega-3 cần thiết cho sự phát triển não và mắt, cá hồi vừa chứa nhiều acid docosahexaenoic (DHA) giúp thúc đẩy sự hình thành và phát triển của hệ thần kinh của bé.
4/ Các loại hạt
Protein, phốt pho, omega-3 và vitamin E là những lợi ích tuyệt vời các loại hạt mang lại cho chế độ dinh dưỡng của bà bầu trong 3 tháng cuối. Đây cũng là một nguồn kẽm phong phú giúp ngăn ngừa nguy cơ sinh non, sinh con nhẹ cân và chuyển dạ kéo dài.
Chứa nhiều dinh dưỡng nhưng hàm lượng calorie trong các loại hạt thường rất thấp, là lựa chọn tuyệt vời cho những bữa ăn nhẹ.
5/ Đu đủ
Đu đủ là nguồn cung cấp nhiều kali, vitamin C, chất xơ và folate. Đồng thời, đây cũng là món ăn giúp mẹ giải quyết các vấn đề tiêu hóa thường gặp trong 3 tháng cuối như táo bón, ợ nóng, khó tiêu.
Lưu ý quan trong bà bầu cần nhớ: Chỉ ăn đu đủ chín, và loại bỏ hạt hoàn toàn. Hạt đu đủ chứa chất carpine sẽ làm rối loạn mạch đập, suy nhược hệ thần kinh.
5 bí kíp giảm đau khi sinh hiệu quả
Dù đã sinh con hay chỉ mới mang thai lần đầu, cơn đau đẻ cũng là một nỗi ám ảnh lớn của phần lớn phụ nữ. Nhưng ngoài cách gây tê ngoài màng cứng, mẹ có biết cách nào khác để hạn chế cơn đau đẻ và giúp quá trình chuyển dạ dễ dàng hơn?
Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé
Xin quý đọc giả lưu ý
– Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
– Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.