Mang thai 3 tháng cuối, bầu cần làm gì?
Theo dõi thai máy
Trong thời gian mang thai 3 tháng cuối, bạn cần chú ý của mình tới những chuyển động của bé như đá, giật người, cuộn mình… Tất nhiên, bạn sẽ không phân biệt được cụ thể bé đang làm gì, nhưng dựa vào những tác động lên thành bụng, bạn sẽ biết được mức độ mạnh yếu. Hãy báo ngay với bác sỹ nếu bé bỗng nhiên ít chuyển động hơn.
Theo dõi thai máy là cách đơn giản để biết sức khỏe của bé khi mang thai 3 tháng cuối
Tham gia một số lớp hướng dẫn chăm sóc trẻ sơ sinh
Ngoài lớp thai sản, bạn có thể cân nhắc học thêm các lớp về chăm sóc, cho con bú và hô hấp nhân tạo cho trẻ sơ sinh.
Chọn bác sỹ nhi cho con
Nhờ bạn bè, đồng nghiệp, hàng xóm hoặc người chăm sóc sức khỏe thai sản cho bạn giới thiệu một bác sỹ nhi hoặc người chăm sóc sức khỏe gia đình đáng tin cậy. Bạn cần chuẩn bị điều này khi mang thai 3 tháng cuối để dự phòng cho khả năng bé sẽ sớm gặp các vấn đề sức khỏe sau khi sinh.
Lắp ráp các món đồ cho em bé
Đây là nhiệm vụ hoàn hảo cho anh xã hoặc bạn bè của bạn đấy.
Tìm hiểu thêm về những lần khám và xét nghiệm trong ba tháng cuối
Tìm hiểu những gì bác sỹ sẽ thực hiện trong mỗi lần khám Tại đây.
Chuẩn bị nuôi con bằng sữa mẹ
Nếu bạn muốn cho con bú, hãy tìm hiểu về cách bế bé, cách cho con ngậm vú mẹ, cách để gia tăng lượng sữa mẹ…
Nghĩ về những quyết định lớn
Mang thai 3 tháng cuối cũng là lúc bạn nên bắt đầu suy nghĩ về các vấn đề như cắt bao quy đầu cho bé, và có nên lưu trữ cuống rốn của bé trong ngân hàng cuống rốn hay không…
Chuẩn bị chỗ ngủ cho con
Cho dù bé có ngủ ngoan trong nôi, cũi hay nằm cạnh bạn, hãy đảm bảo độ an toàn cao nhất cho bé.
Giữ con an toàn trong giấc ngủ
Cho con nằm gối, đắp chăn quá dày, cho con nằm sấp... Đó là một số sai lầm kinh điển khiến sức khỏe của bé bị đe dọa
Nói chuyện với bé
Bây giờ thì bé đã nghe rõ giọng nói của bạn rồi, và nói chuyện với bé là một cách hay để bố mẹ và con gắn bó với nhau hơn.
Nắm rõ những giai đoạn sinh nở
Chuyển dạ và sinh nở được chia làm ba giai đoạn chính. Hãy tìm hiểu về chúng để bạn không bị bỡ ngỡ khi ca sinh thực tế diễn ra.
Giặt sẵn quần áo và chuẩn bị giường cho bé
Giặt bất cứ thứ gì sẽ tiếp xúc với da của bé để loại bỏ mọi thứ gây kích ứng cho trẻ.
Kỷ niệm bụng bầu
Bạn có thể vẽ tranh lên bụng bầu, chụp hình bụng bầu hàng tuần hay tạo khuôn bụng bầu và đúc thành một bức tượng. Hãy thử suy nghĩ thêm những lựa chọn của mình nhé.
Đọc về cách chăm sóc em bé
Mang thai 3 tháng cuối là thời gian hoàn hảo để chuyển từ đọc sách tìm hiểu quá trình mang thai sang đọc sách về chăm sóc trẻ em đấy.
Dọn dẹp nhà cửa
Cân nhắc việc thuê người giúp việc hoặc nhờ bạn bè hay người thân đảm nhiệm công việc này.
Lên kế hoạch khi bắt đầu chuyển dạ
Trước khi những cơn co thắt đầu tiên bắt đầu, bạn cần biết trước rằng mình sẽ gọi cho ai và sẽ tới bệnh viện nào.
Mẹo giữ sức để chuyển dạ suôn sẻ
Chuyển dạ có diễn ra suôn sẻ, mẹ tròn con vuông hay không tất cả là nhờ ý thức chuẩn bị của mẹ bầu trước đó. Ăn uống giữ sức thế nào, tham khảo ngay mẹ nhé!
Lên danh sách những người sẽ được thông báo tin vui
Chọn những người bạn muốn thông báo tin vui rằng bé đã chào đời (hoặc khi bạn sắp sinh) và cách bạn thông báo tới họ.
Chọn tên ở nhà cho bé
Ngay lúc này, hãy tìm một cái tên ở nhà thật dễ thương và ý nghĩa cho bé
Giải quyết những nỗi lo lắng
Nếu tất cả những điều bạn chưa biết khiến bạn cảm thấy lo lắng, tham gia cùng với những bà mẹ trẻ khác tại các hội nhóm của MarryBaby
Viết kế hoạch sinh con
Sẽ rất hữu ích nếu bạn tìm hiểu – và chia sẻ – những lựa chọn ưu tiên trong khi sinh của mình. Nếu bạn chưa biết phải làm gì, hãy tham khảo Tại đây.
Bắt đầu tìm người giúp đỡ
Khi mang thai 3 tháng cuối, đừng quên hỏi bạn bè và gia đình xem họ có thể giúp gì cho bạn sau khi sinh em bé không. Bạn thậm chí còn có thể lên lịch trước về nhiệm vụ cụ thể mà một người có thể giúp bạn theo đúng kế hoạch.
Cân nhắc các khoản thu chi
Nuôi dạy một đứa trẻ là chuyện vô cùng tốn kém. Bạn nên có kế hoạch tài chính chặt chẽ ngay từ lúc này.
Chuẩn bị túi đồ đi sinh
Tham khảo danh sách đồ dùng khi sinh nở Tại đây.
Trữ sẵn những đồ dùng gia đình
Bắt đầu trữ sẵn thực phẩm, đồ đông lạnh, những đồ dùng trong nhà vệ sinh, dược phẩm, giấy vệ sinh, dầu gội, tã và khăn ướt. Một khi bé đã ra đời, bạn sẽ có rất ít thời gian để ra khỏi nhà.
Tham quan trước bệnh viện bạn chọn
Hãy làm quen với nơi bạn sẽ sinh con và xem thử bạn có thể đăng ký trước hay không.
Tìm hiểu những biến chứng hậu sản
Dù không hay xảy ra, những vấn đề hậu sản như băng huyết, viêm nhiễm vùng kín, nhiễm trùng vết mổ… vẫn có thể xảy ra và tốt nhất bạn nên sẵn sàng cho những tình huống này.
Chuẩn bị những phương tiện giải trí nhẹ nhàng
Khi em bé đã về nhà, bạn sẽ rất vui mừng khi có một cách dễ dàng và nhanh chóng để giải trí mỗi khi rảnh.
Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé
Xin quý đọc giả lưu ý
– Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
– Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.