Mang thai lần 2: Cảnh giác với vô sinh thứ phát

shape

01 Feb

Julia PhạmFeb 01, 2020

Mang thai lần 2: Cảnh giác với vô sinh thứ phát

Về mặt y khoa, những trường hợp này được gọi là vô sinh thứ phát. Thuật ngữ này dành cho những cặp vợ chồng vẫn duy trì quan hệ liên tục trong một năm nhưng không có dấu hiệu mang thai. Ngoài ra, vô sinh thứ phát cũng được dùng để chỉ trường hợp sảy thai tái diễn.

Mang thai lần 2: Cảnh giác với vô sinh thứ phát

Dù đã mang thai một lần, nhưng không có gì đảm bảo lần 2 vẫn suôn sẻ đâu bạn nhé!

1/ “Sự cố” vì tuổi tác

Tuổi tác được xem là nguyên nhân hàng đầu ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Theo các chuyên gia, 25-30 là khoảng thời gian thụ thai lý tưởng nhất cho chị em phụ nữ. Khả năng sinh sản của nữ sẽ dần giảm sút ở năm 30, và có xu hướng tụt dốc mạnh mẽ ở năm 35.  Thực tế, ở tuổi 36, gần 25% phụ nữ có thể đã ở trong tình trạng “cằn cỗi”. Nhiều chị em không hề biết đến thực tế này và trì hoãn lần mang thai đầu tiên đến năm 30 tuổi hoặc cao hơn. Điều đó đồng nghĩa với chuyện họ còn nhiều tuổi hơn khi muốn sinh thêm con thứ hai. Sự thay đổi hoóc-môn hoặc các vấn đề nội tiết cũng có thể là nguyên nhân làm rối loạn sự cân bằng mỏng manh của cơ thể.

2/ Khi nguyên nhân là do chồng

Với các “đấng mày râu”, số lượng tinh trùng ít hoặc trình độ bơi của tinh trùng kém là thủ phạm chiếm khoảng 40% trường hợp vô sinh. Những yếu tố khách quan như môi trường làm việc, bệnh tật, thói quen sinh hoạt, ăn uống không lành mạnh cũng là những nhân tố làm suy yếu khả năng sinh sản ở nam giới.

3/ Bạn mất bao lâu để có thể mang thai?

Thời gian chờ đợi lâu hay mau của từng cặp vợ chồng sẽ phụ thuộc rất nhiều vào tuổi tác. Thậm chí nếu đang trong giai đoạn “vàng” của khả năng sinh sản, cơ hội mang thai trong mỗi chu kỳ của bạn cũng chỉ khoảng 30%.

Nếu chưa đến 30, bạn có thể phải chờ khoảng 12 tháng. Phụ nữ hơn 30 nên thử chờ 6 tháng trước khi nhờ đến sự tư vấn chuyên nghiệp của các chuyên gia sản khoa. Tuy nhiên, bạn cũng không cần quá lo lắng. Theo các chuyên gia, vô sinh thứ phát có khả năng điều trị được cao hơn vô sinh nguyên phát. Nếu hành động nhanh chóng, nhờ chuyên gia tư vấn và kiên trì làm theo kế hoạch điều trị đã đề ra, bạn có đủ lý do để tin rằng cuối cùng mình sẽ có thêm một cục cưng nữa trong nhà.

4/ Vô sinh thứ phát: Phòng bệnh hơn chữa bệnh

Lưu ý thời điểm sinh con và đảm bảo lối sống lành mạnh được xem là những biện pháp phòng ngừa vô sinh thứ phát hiệu quả. Đồng thời, bạn cũng nên nâng cao kiến thức để sớm nhận biết những nguy cơ để có biện pháp chữa trị kịp thời và hợp lý.

Trong vòng 6-12 tháng, nếu vợ chồng bạn vẫn sinh hoạt đều đặn và không sử dụng biện pháp tránh thai nào, bạn nên đến bệnh viện để kiểm tra sức khỏe của trứng và chất lượng tinh trùng.

Mang thai lần 2: Cảnh giác với vô sinh thứ phát

Mang thai lần 2: Mẹ vất vả gấp đôi
Mang thai lần 2, bạn đã biết tỏng và không còn quá bất ngờ hay lo lắng với những triệu chứng trong thai kỳ. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa bạn sẽ trải qua một thai kỳ "bình yên" đâu nhé! Còn rất nhiều khó khăn đang chờ phía trước

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

FAQs

Julia Phạm

  • Julia Phạm Image

    Xin quý đọc giả lưu ý

    – Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
    – Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *