Mang thai lần 2: Chuẩn bị tâm lý cho trẻ

shape

30 Nov

Martin NguyenNov 30, 2019

Mang thai lần 2: Chuẩn bị tâm lý cho trẻ

Mang thai lần 2: Chuẩn bị tâm lý cho trẻ

Giúp bé cảm thấy thích thú, hào hứng với chuyện có thêm em bằng cách cho con nghe nhịp tim, hoặc cùng con nghĩ tên cho em bé

Để trẻ không cảm thấy bất ngờ và khó thích nghi, ba mẹ nên giúp con chuẩn bị tâm lý trước. Thảo luận với con về việc bé cảm thấy thế nào nếu có thêm em, thực hiện một số thỏa thuận nho nhỏ với bé cưng, bao gồm cả việc chăm em như thế nào sẽ giúp bé dễ tiếp nhận hơn.

1/ Trong thời gian mang thai

Tùy mức độ thoải mái của bạn và độ tuổi của bé, cách giải thích của mẹ có thể sẽ khác nhau. Chẳng hạn như đối với trẻ mẫu giáo, bé chưa có nhiều khái niệm về thời gian. Vì vậy, rất khó để giải thích cho con hiểu rằng em bé sẽ xuất hiện trong một vài tháng tới. Sẽ dễ hơn nếu mẹ nói với con rằng em sẽ đến vào mùa xuân, khi hoa mai bắt đầu nở.

Mẹ nên dẫn dắt vấn đề dựa trên những câu hỏi của con. Chẳng hạn như nếu nhóc 4 tuổi của bạn thắc mắc “ Em bé sinh ra từ đâu?”, thay vì tìm cách giải thích cho con về sex hay những vấn đề phức tạp hơn, mẹ có thể nói một cách đơn giản với con như: “Em bé sẽ được sinh ra từ tử cung, bên trong bụng của mẹ”.

Ngoài ra, mẹ có thể lôi kéo sự quan tâm của bé đối với em nhỏ bằng cách cho bé xem hình, đưa trẻ đến nhà bạn bè, nơi có những em bé nhỏ, cho bé nghe nhịp tim hoặc cùng con thảo luận việc đặt tên cho em bé…

Mang thai lần 2: Chuẩn bị tâm lý cho trẻ

Đặt tên con năm 2015 - năm Ất Mùi
Tên sẽ theo con suốt cuộc đời và ảnh hưởng trực tiếp đến cách nhìn nhận của mọi người và ngay cả bé về chính bản thân mình. Vì vậy, ba mẹ luôn muốn tìm được một cái tên chứa đựng nhiều ý nghĩa để đặt cho con. Đặt tên cho con năm Ất Mùi 2015, ba mẹ đã có ý tưởng nào chưa?

2/ Lên kế hoạch sinh con

Không chỉ phải chuẩn bị đồ dùng trước khi sinh, mẹ còn phải sắp xếp “nơi ăn chốn ở” cho bé lớn trong thời gian nằm viện. Thảo luận trước với con về những điều bé có thể mong đợi trong ngày đó.

Nếu có thể, mẹ nên cho con đến bệnh viện sớm nhất có thể và vào lúc không có khách đến thăm. Điều này giúp tăng cường sự kết nối của con với em bé. Nếu ngày dự sinh của bạn đúng vào một trong những cột mốc thay đổi của bé, như việc chuyển từ nôi sang giường, mẹ nên cân nhắc đến việc thực hiện điều này sớm hơn. Cố gắng không thay đổi thói quen của bé trong giai đoạn này. Nếu cần thiết, mẹ có thể tiến hành sớm hoặc muộn hơn.

Mang thai lần 2: Chuẩn bị tâm lý cho trẻ

3 ngày ở viện sau khi sinh
Ngay sau khi sinh, bạn sẽ được theo dõi trong ít nhất 1 giờ. Nếu trong ca sinh có sử dụng một biện pháp gây tê, gây mê thì mẹ cần sự theo dõi lâu hơn. Việc theo dõi ở bệnh viện sẽ giúp bạn giảm đau đớn, tránh nguy cơ nhiễm trùng và chảy máu

3/ Mang bé về nhà

Một khi đưa em bé về nhà, mẹ nên điều chỉnh một số hoạt động thường ngày, tránh cho con có cảm giác mình đang bị bỏ rơi. Tùy vào độ tuổi của bé, mẹ có thể nhờ con giúp mẹ chăm em. Mẹ có thể nhờ bé vứt tã, lấy quần áo, lấy đồ chơi cho em hoặc chỉ đơn giản là ngồi nói chuyện với em.

Nếu bé tỏ thái độ không thích hoặc không quan tâm đến em, mẹ cũng đừng la mắng và ép buộc con. Mọi chuyện đều cần thời gian thích nghi.

Mặc dù có thể mệt mỏi và bận rộn với việc chăm con, mẹ cũng nên dành một ít thời gian cho bé lớn. Điều này giúp bé không cảm thấy mình bị “ra rìa” và giảm bớt sự tức giận của bé với em bé mới sinh.

>>> Xem thêm thảo luận có chủ đề liên quan:

  • Làm sao nếu mang thai lần thứ 2 vẫn bị nghén?
  • Sinh mổ mang thai lần 2 có nguy hiểm không?

MarryBaby

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

FAQs

Martin Nguyen

  • Martin Nguyen Image

    Xin quý đọc giả lưu ý

    – Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
    – Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *