Mang thai tháng thứ 2, bầu tránh món nào?
Ngoại trừ những mẹ bầu đặc biệt nhạy cảm, hầu hết các mẹ phải đợi đến tháng thứ 2, khoảng tuần thứ 5-6 của thai kỳ mới biết mình mang thai. Tuy chỉ nhỏ bằng một hạt đậu, nhưng thai nhi lúc này đã bắt đầu hình thành não bộ, tủy sống và các tế bào thần kinh của mình. Một chế độ dinh dưỡng hợp lý trong giai đoạn này sẽ là nền tảng cho sự phát triển toàn diện của thai nhi. Nhưng ngược lại, chỉ cần một sai sót nhỏ của mẹ, thai nhi cũng sẽ bị ảnh hưởng rất lớn. Vậy, mang thai tháng thứ 2, mẹ cần tránh thực phẩm nào? Bỏ túi ngay danh sách sau nhé!
Không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ, thực đơn dinh dưỡng cho bà bầu còn ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của thai nhi
1/ Phô mai mềm
Chứa vitamin D, canxi và nhiều lợi khuẩn tốt cho hệ tiêu hóa, phô mai được xếp vào danh sách thực phẩm có lợi cho bà bầu. Tuy nhiên, bà bầu nên tránh các loại phô mai mềm có màu vàng mọng hoặc có gân xanh. Những loại phô mai này có thể chứa vi khuẩn listeria, vi khuẩn gây hại cho thai nhi.
2/ Bà bầu ăn gan: Cẩn thận di tật
Theo khuyến cáo, bà bầu không nên ăn quá nhiều gan, nhất là trong 3 tháng đầu thai kỳ. Hàm lượng dinh dưỡng trong gan khá cao, nhất là lượng vitamin A, vượt quá rất nhiều lần so với hàm lượng dinh dưỡng cần thiết mỗi ngày.
Bên cạnh đó, gan cũng là nơi tập trung rất nhiều ký sinh trùng và độc tố, sẽ gây hại cho người sử dụng nếu không được chế biến đúng cách.
3/ Trứng sống
Bà bầu ăn trứng vừa có thể bổ sung protein, vừa có thể tăng cường vitamin D, canxi và choline, những dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên, đó là với trứng chín. Ăn trứng sống không giúp mẹ bầu tăng cường dinh dưỡng. Ngược lại, sẽ khiến mẹ bầu dễ bị nhiễm salmonella, một loại vi khuẩn tồn tại trong thực phẩm sống, tái gây nguy hiểm cho em bé trong bụng mẹ.
4/ Thịt chưa chín
Giống như trứng sống, thịt tái , chưa chín hẳn cũng tồn tại những loại vi khuẩn không tốt cho sức khỏe mẹ bầu. Các loại thịt xông khói, xúc xích… cũng nên cẩn thận, bởi chúng có thể chưa được làm chín hoàn toàn.
5/ Dứa (thơm)
Giàu vitamin, khoáng chất có lợi, nhưng với mẹ bầu, dứa cũng là một thực phẩm cần phải “cảnh giác”. Theo các chuyên gia, mặc dù thành phần bromelain, chất có tác dụng gây co bóp tử cung trong dứa không đáng kể, nhưng ăn nhiều dứa cũng sẽ gây tác dụng phụ, chẳng hạn: tiêu chảy, buồn nôn, ợ nóng… Hơn nữa, với một số mẹ có cơ địa mẫn cảm, hoặc dị ứng, ăn dứa có thể gây sảy thai. Vì vậy, mang thai tháng thứ 2, bầu nên hạn chế món dứa nhé!
Bà bầu không nên ăn quá nhiều trái cây
Giúp duy trì cân nặng và chứa nhiều khoáng chất dinh dưỡng, trái cây trở thành một trong những thực phẩm hàng đầu cho thực đơn của bà bầu. Tuy nhiên, ăn quá nhiều trái cây cũng có thể gây hại
Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé
Xin quý đọc giả lưu ý
– Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
– Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.