Massage cho bà bầu và những lợi ích thú vị

shape

31 Dec

Julia PhạmDec 31, 2019

Massage cho bà bầu và những lợi ích thú vị

Việc massage cho bà bầu đã được áp dụng từ rất lâu ở các quốc gia tiên tiến với mục đích giảm nhẹ những khó chịu mẹ bầu phải chịu đựng trong suốt thời gian mang thai. Tuy vậy, khi nói đến massage, nhiều mẹ sẽ nghi ngờ liệu những động tác massage sử dụng lực của đôi tay có ảnh hưởng đến thai nhi hay không và có thể massage ở bất cứ giai đoạn nào của thai kỳ hay không? Cùng giải đáp những thắc mắc này với bài viết dưới đây, mẹ nhé.

Lợi ích từ việc massage bầu

Những nghiên cứu đã chỉ ra rằng, việc massasge trong thời gian mang thai sẽ giúp các mẹ bầu giảm lo lắng, giảm nguy cơ trầm cảm khi mang thai và thư giãn cơ, xương khớp…

1. Massage cho bà bầu giúp giảm căng thẳng và biến chứng

Trong nhiều năm, các nghiên cứu khoa học đã tìm thấy bằng chứng về mối liên hệ giữa nồng độ hormone trong cơ thể với trạng thái thư giãn hoặc căng thẳng. Nồng độ hormone được cải thiện, cân bằng hơn khi áp dụng massage thường xuyên. Cụ thể, hai lần massage cho bà bầu mỗi tuần giúp giảm nồng độ hormone norepinephrine cortisol gây stress và tăng nồng độ hormone dopamine và serotonin (nồng độ 2 hormone này bị giảm thường liên quan đến vấn đề trầm cảm). Điều này cũng giúp giảm căng thẳng và giúp giảm các vấn đề tim mạch.

Mẹ biết không, sự thay đổi tích cực trong nồng độ hormone còn giúp giảm các biến chứng khi sinh và biến chứng ở trẻ sơ sinh nữa đấy.

Massage cho bà bầu và những lợi ích thú vị

Bà bầu có thể massage phần bụng và toàn thân để thư giãn và đem lại rất nhiều lợi ích sức khỏe

2. Massage giúp giảm sưng phù

Tình trạng phù nề khi mang thai thường xảy ra từ tam cá nguyệt thứ 2 trở đi và phổ biến hơn khi bước vào tam cá nguyệt cuối cùng. Sưng phù xảy ra do các mạch máu phải chịu áp lực lớn hơn khi thai ngày một phát triển, dẫn đến khả năng lưu thông máu bị giảm. Việc massage cho bà bầu lúc này giúp kích thích các mô mềm, giảm tình trạng tích nước gây phù nề.

3. Massage giúp giảm đau

Ở những tháng cuối thai kỳ, các dây thần kinh ở vùng chậu cũng chịu không ít áp lực từ trọng lượng của bụng bầu. Chính vì vậy, mẹ bầu dễ bị đau dây thần kinh trong giai đoạn này. Một trong những lợi ích nổi bật nhất của massage chính là xoa dịu các cơn đau dạng này.

Massage cho bà bầu cũng giúp giảm đau lưng, đau khớp, cải thiện lưu thông máu và dịch, giảm căng cơ, đau đầu, cải thiện lượng oxy đến các mô và cơ, giúp mẹ bầu ngủ ngon.

Massage cho bà bầu và những lợi ích thú vị

Giảm đau lưng hiệu quả nhờ 5 bài thể dục nhẹ nhàng
Dù ngồi, đứng hay làm bất cứ việc gì, cảm giác đau nhức ở lưng luôn khiến bầu khó chịu không thôi? Trong trường hợp này, các bài tập thể dục cho bà bầu là một giải pháp hoàn hảo, vừa hạn chế cơn đau, vừa tăng cường sức khỏe

Massage bầu thế nào là đúng cách?

Massage cho bà bầu không giống với dạng massage thông thường mà thường mang tính liệu pháp nhiều hơn. Chính vì vậy, trước khi chọn bất kỳ một phương pháp massage cụ thể nào, mẹ bầu cần thảo luận trước với các chuyên viên. Cần đảm bảo rằng bạn đang làm việc với người có chuyên môn về massage cho phụ nữ mang thai. Dưới đây là một số điểm bạn cần chú ý khi muốn massage trong thai kỳ:

1. Tư thế nằm

Theo các chuyên gia, tư thế nằm tốt nhất để thực hiện massage là nằm nghiêng. Mẹ nên lưu ý, ngay cả những loại giường massage có lỗ giúp mẹ nằm sấp được cũng vẫn có thể gây áp lực không mong muốn lên vùng bụng. Kể cả khi phần bụng bầu của mẹ hoàn toàn vừa khớp với lỗ hổng trên bàn massage, mẹ vẫn bị chùng cơ bụng và gây cảm giác không thoải mái cho tử cung. Vì vậy, mẹ hãy liên hệ với kỹ thuật viên massage trước khi gặp mặt để hỏi về tư thế nằm thích hợp.

Massage cho bà bầu và những lợi ích thú vị

Gợi ý tư thế nằm tốt cho bà bầu
Bên cạnh việc tập trung chú ý vào chế độ dinh dưỡng, mẹ bầu cũng đừng quên thực hiện các tư thế đi, đứng, nằm ngồi có lợi cho mình và thai nhi. Đặc biệt, việc áp dụng một tư thế nằm tốt cho bà bầu từ sớm sẽ giúp ích rất nhiều cho sự phát triển của bé, giúp mẹ loại trừ những vấn đề sức khỏe không...

2. Kiểm tra sức khỏe trước khi massage

Đây không phải là bước bắt buộc đối với các mẹ bầu có sức khỏe tốt. Tuy nhiên, nếu mẹ nằm trong những trường hợp sau đây sẽ cần phải được kiểm tra sức khỏe trước khi massage:

  • Những trường hợp mang thai có nguy cơ cao (nhau tiền đạo, mang thai khi trên 35 tuổi, huyết áp cao…)
  • Tiền sản giật
  • Đã từng sinh non ở lần sinh trước đó.
  • Đang bị phù thũng nặng.

3. Thời điểm nào bắt đầu massage là tốt? 

Mẹ bầu có thể bắt đầu việc massage ở bất kỳ giai đoạn nào của thai kỳ. Tuy nhiên, nhiều phòng trị liệu hoặc spa sẽ không nhận massage cho bà bầu ở tam cá nguyệt đầu tiên, vì đây là giai đoạn có nguy cơ sảy thai cao nhất.

Với việc massage cho bà bầu được tiến hành đúng cách, mẹ sẽ không cần lo lắng bất kỳ vấn đề gì, chỉ cần tận hưởng những cảm giác dễ chịu mà việc massage bầu mang lại!

 

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

FAQs

Julia Phạm

  • Julia Phạm Image

    Xin quý đọc giả lưu ý

    – Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
    – Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *