Mất ngủ khi mang thai: Xử nhanh kẻo hại!

shape

31 Dec

Martin NguyenDec 31, 2019

Mất ngủ khi mang thai: Xử nhanh kẻo hại!

Mất ngủ khi mang thai: Xử nhanh kẻo hại!

Mất ngủ khi mang thai nếu không được giải quyết kịp thời có thể gây tác động tiêu cực đến sức khỏe mẹ bầu

1/ Nguyên nhân mất ngủ khi mang thai

– Sự thay đổi hoóc-môn khi mang thai khiến bầu dễ rơi vào trạng thái mệt mỏi và khó ngủ.

– Tư thế ngủ không phù hợp, nhất là vào những tháng cuối thai kỳ, khi kích thước thai nhi ngày một tăng.

– Cảm giác buồn tiểu liên tục khiến bầu phải thức giấc nhiều lần vào giữa đêm

– Tâm lý lo lắng, căng thẳng

– Ngoài ra, một số yếu tố bệnh lý khác, thường thấy ở bà bầu cũng gây cản trở quá trình ngủ của bạn là: đau lưng, táo bón, ợ hơi, tiểu rắt, bệnh trĩ, chuột rút, …

2/ Ảnh hưởng sức khỏe khi bà bầu mất ngủ?

Thực tế, bản thân triệu chứng mất ngủ khi mang thai chỉ làm ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ bầu chứ không ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên, khi bị mất ngủ, mẹ bầu có thể trở nên kiệt sức, suy nhược, biếng ăn, nhức đầu…, và chính những triệu chứng này sẽ tác động tiêu cực đến sức khỏe bé cưng trong bụng mẹ. Theo một vài nghiên cứu cho thấy, ngủ ít hơn 6 tiếng mỗi ngày khi mang thai có thể khiến thời gian chuyển dạ kéo dài lâu hơn bình thường, tăng nguy cơ sinh mổ, và thậm chí có thể dẫn đến tình trạng thiếu máu ở trẻ sơ sinh.

Mất ngủ khi mang thai: Xử nhanh kẻo hại!

Thai nhi bị ảnh hưởng gì khi mẹ thiếu ngủ?
Giấc ngủ của mẹ bầu rất quan trọng. Những thói quen xấu như ngủ trễ, ngủ quá ít hoặc bị mất ngủ khi mang thai đều ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ của cả mẹ bầu và thai nhi

3/ Uống thuốc sẽ giúp bầu giải quyết tình trạng mất ngủ?

Mất ngủ liên tục trong một thời gian dài khiến nhiều mẹ bầu phải nhờ đến sự hỗ trợ của thuốc ngủ. Tuy nhiên, theo các chuyên gia y tế, ngay cả những loại thuốc ngủ được “dán nhãn” an toàn cũng không nên sử dụng trong một thời gian dài. Bởi thuốc ngủ có thể gây nghiện, và tình trạng nghiện này có thể “di truyền” sang cho bé cưng sau khi chào đời. Bên cạnh đó, một kết quả nghiên cứu của Đan Mạch cho thấy, thường xuyên sử dụng thuốc ngủ, thuốc an thần có thể làm giảm chỉ số IQ của em bé và gây ra một số vấn đề như vàng da, thậm chí tổn thương não.

Mất ngủ khi mang thai: Xử nhanh kẻo hại!

Bé cưng cũng bị ảnh hưởng nếu mẹ thường xuyên mất ngủ

4/ Một số mẹo nhỏ giúp bà bầu ngon giấc

– Tắm nước ấm hoặc ngâm chân vào nước ấm trước khi đi ngủ giác thư thái và giúp bầu ngon giấc hơn.

–  Vài động tác thể dục nhẹ nhàng, thở sâu, nhắm mắt lại và liên tưởng tới một khung cảnh thanh bình, yên tĩnh nào đó, như một cánh đồng hoa vàng hay đại dương trong xanh chẳng hạn

– Cắt ngắn thời gian ngủ ngày

– Ngủ sớm và dậy sớm sẽ giúp bạn giữ gìn sức khỏe tốt hơn.

– Giữ gìn phòng ngủ yên tĩnh, thoáng mát.

– Bên cạnh việc dùng để gối đầu, bầu có thể dùng thêm một chiếc gối nhỏ để kê phía chân giúp hỗ trợ quá trình tuần hoàn máu của cơ thể. Nếu cần, có thể kê thêm gối phần hông, bụng miễn sao bầu cảm thấy thoải mái nhất.

– Hạn chế uống nhiều nước vào buổi tối: Uống nhiều nước sẽ gây nên tình trạng đi tiểu rắt, làm gián đoạn giấc ngủ. Vì vậy, mẹ bầu chỉ nên uống một lượng nước vừa phải, hoặc uống sữa và ăn nhẹ trước khi ngủ khoảng 1-2 giờ.

– Tránh ngủ với tư thế nằm ngửa: Sức ép từ trọng lượng của thai nhi sẽ dồn lên vùng ngực và có thể khiến bạn khó thở. Vì vậy, tư thế ngủ tốt nhất khi bạn mang bầu là nằm nghiêng về phía bên trái.

Mất ngủ khi mang thai: Xử nhanh kẻo hại!

Tư thế ngủ chuẩn cho mẹ bầu
Một tư thế ngủ an toàn và thoải mái không chỉ giải cứu mẹ bầu khỏi chứng mất ngủ mà còn đảm bảo sức khỏe cho bé. Cùng với đó, bạn cũng nên chú ý hơn mỗi khi thay đổi tư thế. An toàn là trên hết, mẹ nhé!

>>> Xem thêm thảo luận có chủ đề liên quan:

  • Làm thế nào ngủ ngon giấc khi bầu bì?
  • Chữa chứng mất ngủ khi mang thai

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

FAQs

Martin Nguyen

  • Martin Nguyen Image

    Xin quý đọc giả lưu ý

    – Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
    – Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *