Mẹ bầu cần cẩn trọng với bệnh tuyến giáp
Tuyến giáp là gì ?
Tuyến giáp là một tuyến nội tiết có hình chữ H, nằm ở cổ, bên dưới lớp sụn của thanh quản. Tuyến giáp dài khoảng 5cm và nhẹ hơn 28.3g. Tuyến nội tiết này đóng vài trò sản sinh, lưu trữ và đưa các hormone vào trong máu. Những hormone này giúp điều tiết nhiều chức năng của tế bào. Hai hormone chủ yếu tiết ra từ tuyến giáp, gọi tên là T3 và T4. Những hormone này giúp phát triển não, sự hít thở, trao đổi chất và những chức năng quan trọng khác của cơ thể. Nồng độ các hormone của tuyến giáp trong máu tăng lên gây ra cường giáp, và giảm đi gây ra suy giáp.
Hormone thai kỳ: Cực kỳ cần thiết!
Buồn nôn, đầy hơi, khó tiêu, tâm lý thất thường, chính là những hệ quả gây ra bởi hormone thai kỳ. Không chỉ mang đến những điều xấu, các hormone này cũng mang lại những lợi ích không thể chối từ cho mẹ bầu. Cùng MarryBaby tìm hiểu nhé!
Rối loạn tuyến giáp có thể khác nhau ở nhiều người. Hậu quả rất khó lường, có thể chỉ nhẹ như bướu cổ lành tính và không cần điều trị, hoặc nghiêm trọng như sản sinh lượng hormone bất thường gây ra nhiều hậu quả tai hại cho bạn cũng như cho thai nhi. Chứng rối loạn tuyến giáp nếu không điều trị kịp thời còn có thể tiến triển thành ung thư ác tính.
Bệnh tuyến giáp là một trong những vấn đề mẹ cần lưu ý khi mang thai
Mang thai có làm thay đổi chức năng tuyến giáp?
Trong suốt thời gian mang thai, các rối loạn tuyến giáp sẽ ít nhiều làm ảnh hưởng đến sức khỏe của các bà mẹ và thai nhi. Rối loạn tuyến giáp là căn bệnh phổ biến đối với phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Những tác động và ảnh hưởng xấu do rối loạn tuyến giáp có thể vẫn tồn tại sau khi sinh. Căn bệnh cũng làm ảnh hưởng đến tế bào thần kinh của đứa trẻ trong những năm đầu đời.
Hormone Estrogen và hormone Human Chorionic Gonadotropin (hCG) sản sinh khi mang thai làm gia tăng lượng hormone tuyến giáp trong máu. Trong ba tháng đầu của thai kỳ, bào thai được cung cấp hormone tuyến giáp thông qua nhau thai. Tuy nhiên, khi bào thai đã phát triển được khoảng 12 tuần, tuyến giáp của thai nhi sẽ tự đảm nhận chức năng cung cấp hormone.
Thông thường, để chẩn đoán các bệnh về tuyến giáp, người ta sẽ làm các xét nghiệm hoóc-môn T3, T4, TSH. Nếu bạn có các bệnh này thì cần được theo dõi lượng hoóc-môn thường xuyên.
Để có thể yên tâm về tuyến giáp khi mang thai, bạn cần kiểm tra nồng độ hormone tuyến giáp trong máu đều đặn. Tham khảo ý kiến của bác sĩ lập tức trong trường hợp bạn nhận thấy có dấu hiệu bệnh, qua đó có sự chuẩn bị và điều trị kịp thời nhé.
MarryBaby
Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé
Xin quý đọc giả lưu ý
– Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
– Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.