Mẹ bầu "lăn tăn" điều gì khi mang thai?

shape

30 Nov

Cha Mẹ TốtNov 30, 2019

Mẹ bầu "lăn tăn" điều gì khi mang thai?

Mẹ bầu "lăn tăn" điều gì khi mang thai?

Đừng ngại ngần, MarryBaby sẽ giúp bạn giải quyết 10 lo lắng khi mang thai thường gặp

1. Có khi nào tôi đi đại tiện ngay trong phòng sinh?

Các chuyên gia khuyên mẹ bầu không nên quá lo lắng. Điều này chỉ xảy ra nếu ruột già quá đầy và vì trực tràng ngay dưới tử cung, mẹ sẽ tạo “áp lực” xuống khu vực này mỗi khi rặn. Hãy an tâm vì các y bác sĩ phòng hộ sinh đã có nhiều năm kinh nghiệm, luôn sẵn sàng cảm thông, giúp đỡ, giữ thể diện và sự riêng tư cần thiết cho mẹ. Vì vậy, hãy tập trung vào em bé để ca sinh nở tốt đẹp nhé!

2. Âm đạo có bị giãn sau khi sinh không?

Câu trả lời là không. Âm đạo của phụ nữ được thiết kế giãn ra lúc vượt cạn để bé có thể chui ra ngoài nhưng ngay sau khi sinh xong, âm đạo sẽ dần trở lại kích thước bình thường. Hãy cố gắng tập bài tập siết cơ âm đạo và sàn chậu Kegel thường xuyên để giúp âm đạo co lại như cũ.

3. Mình tăng cân nhiều quá chăng?

Đây là vấn đề khá nhạy cảm và có không ít mẹ bầu thường ngại ngùng khi nhắc đến. Tuy nhiên, theo các chuyên gia thì mẹ nên thẳng thắn thảo luận với bác sĩ vì chuyện này ảnh hưởng quan trọng đến sức khỏe của mẹ và bé.

Mẹ bầu "lăn tăn" điều gì khi mang thai?

Tăng cân khi mang thai, chuyện không đơn giản!
Nghe thì có vẻ đơn giản nhưng việc tăng cân khi mang thai chưa bao giờ thôi khiến mẹ bầu phải lo lắng. Có mẹ lo mình tăng quá nhiều làm sau này sinh khó. Có mẹ lại gặp tình trạng tăng không đủ cân khiến bé bị suy dinh dưỡng ngay từ trong bụng mẹ. Làm thế nào để giải quyết vấn đề nan giải này?

4. Mẹ sẽ bị chứng tiểu tiện không kiểm soát sau khi sinh?

Khả năng kiểm soát tiểu tiện của mẹ sẽ bị giảm sau khi mang thai và sinh nở. Càng gần ngày “lâm bồn”, việc kiểm soát trở nên khó khăn hơn. Tuy nhiên, triệu chứng này sẽ giảm bớt sau khi sinh từ 6 tuần đến 3 tháng; đặc biệt, bài tập Kegel cũng rất có ích cho các mẹ trong quãng thời gian này. Mẹ nên gặp bác sĩ để được tư vấn nếu triệu chứng trên không thuyên giảm.

5. Tôi phải làm thế nào nếu chồng ngại “gần gũi” vì sợ ảnh hưởng đến em bé trong bụng?

Đây đúng là nỗi sợ “kinh điển” của bất kỳ cặp đôi nào nhưng thực tế việc quan hệ không hề ảnh hưởng đến bé, chỉ cần bố mẹ cẩn thận, không làm đau mẹ hoặc bé là được.

6. Tại sao “chuyện ấy” lại đau hơn sau khi sinh?

Cơ thể phụ nữ cần thời gian phục hồi nhiều thương tổn sau khi sinh. Đối với những mẹ đang trong thời kì cho con bú, lượng hooc-mon, đặc biệt là estrogen, biến đổi và gây nên tình trạng khô âm đạo. Mẹ hãy thử dùng chất bôi trơn để cơ thể thoải mái, có thời gian điều chỉnh lại nhịp sinh hoạt sau khi có em bé. Ngoài ra, mẹ nên đến gặp bác sĩ nếu sau vài tháng mà tình trạng trên không được cải thiện.

7. Ra nhiều dịch khi mang thai có là chuyện bình thường?

Phụ nữ mang thai có lượng hooc-mon biến đổi cực kì thất thường. Thêm vào đó, lưu lượng máu xuống vùng xương chậu cũng gia tăng. Vì vậy, mẹ sẽ nhận thấy cơ thể tiết nhiều chất dịch trong lúc mang thai. Nếu mẹ thấy đau, rát, ngứa hoặc dịch lỏng loãng, nên gọi ngay bác sĩ vì có thể bạn bị viêm nhiễm hoặc vỡ nước ối.

8. Hay “xì hơi” và khó tiêu khi mang thai có bình thường không?

Thay đổi hooc-mon khi mang thai làm giảm khả năng hoạt động hiệu quả của bộ máy tiêu hóa. Theo thống kê, có đến 85% mẹ bầu gặp phải các triệu chứng khó chịu như buồn nôn, ợ nóng, ốm nghén khi mới mang thai. Chúng dần chuyển sang tình trạng dư axit hoặc khó tiêu về sau nhưng điều này hết sức bình thường.

Mẹ bầu "lăn tăn" điều gì khi mang thai?

Táo bón khi mang thai có thể nguy hiểm hơn bạn nghĩ
Bệnh táo bón đã trở thành nỗi ám ảnh của không ít người, nhất là phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, có thể bạn vẫn chưa hoàn toàn hiểu rõ những nguy hiểm của căn bệnh này đối với chị em bầu. Cùng tìm hiểu về tác hại cũng như các phòng và trị táo bón khi mang thai, các mẹ nhé.

9. Tôi phải làm gì để cải thiện vấn đề tiêu hóa?

Nếu bị táo bón, mẹ hãy ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ, rau quả, uống nhiều nước, khi cần có thể dùng thuốc để dễ đi ngoài hơn. Với chứng ợ nóng, hãy chia khẩu phần ăn nhỏ lại, ăn làm nhiều bữa và kê thêm gối khi ngủ; đồng thời, tránh các loại thức ăn cay, giàu axit. Nếu vẫn không khỏi, mẹ có thể gặp bác sĩ để dùng thuốc có chứa calcium carbonate.

10. Nếu tôi có dấu hiệu sinh lúc đang ngủ mơ màng thì sao?

Khi đang ngủ, nhiều mẹ bầu không biết mình bị vỡ nước ối vì đôi lúc nó chỉ là một vệt nước nhỏ, dẫn đến việc cứ ngỡ đó là nước tiểu. Nhưng khi các cơn co thắt xảy đến, sẽ không mẹ bầu nào lầm tưởng được những dấu hiệu đặc trưng của quá trình này. Nhìn chung, hãy liên hệ với bác sĩ nếu bạn không chắc chắn về bất kỳ dấu hiệu nào trong thai kỳ.

>>> Xem thêm thảo luận có chủ đề liên quan:

  • Lo lắng khi mang thai, bình thường hay là bệnh?
  • Chuyện ấy khi bầu bí

MarryBaby

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

FAQs

Cha Mẹ Tốt

  • Cha Mẹ Tốt Image

    Xin quý đọc giả lưu ý

    – Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
    – Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *