Mẹ bầu ngủ bao nhiêu mới đủ?
Bí quyết cho tam cá nguyệt thứ nhất
Những thử thách lớn nhất ở giai đoạn này là các mẹ bầu thường đi tiểu nhiều, kèm theo đó là cảm giác đau ở xương chậu và đau ngực, buồn nôn do ốm nghén. Để giải quyết 3 trở ngại này, bạn cần một thời khóa biểu cụ thể cho các sinh hoạt của mình. Chẳng hạn, từ 2 đến 4 giờ chiều bạn phải chợp mắt một chút để thư giãn. Nếu cả ngày quá gắng sức, bạn sẽ càng khó ngủ vào ban đêm đấy. Một điều nữa cần chú ý là mỗi giấc ngủ ban ngày chỉ nên kéo dài khoảng 30 phút thôi.
Để không phải thức dậy giữa đêm để chạy vào toilet, hãy giảm uống nước sau 6 giờ tối. Nếu bạn vẫn uống các thức uống chứa caffein, nhớ là chỉ duy trì vào buổi sáng thôi nhé.
Đối với các mẹ hay buồn nôn, tốt hơn hết là dự trữ cho mình một hộp bánh cracker hay vài túi trà gừng và pha một ít để nhấm nháp, nhớ là chỉ ít nước thôi nhé.
Tập thể dục vào buổi chập tối cũng là một cách giúp bạn ngủ ngon hơn. Đừng tập thể dục khi quá khuya vì bạn sẽ tăng nguy cơ bị thiếu máu đấy.
Mẹ nên đầu tư cả cho giấc ngủ ngày lẫn đêm nhé
Ngủ ngon hơn trong 3 tháng giữa
Thử thách của mẹ bầu trong giai đoạn này là ợ nóng, chuột rút và tình trạng mộng mị. Những điều này xảy ra do sự thay đổi của cơ thể để thích nghi với sự phát triển của bé, đồng thời những lo lắng tăng lên ở mẹ. Chiến thuật cần thay đổi đôi chút để mang lại giấc ngủ ngon trong giai đoạn này.
Trước hết, mẹ cần kéo dài khoảng cách giữa bữa tối với thời điểm lên giường. Cần khoảng 4 giờ để hệ tiêu hóa xử lý thức ăn, và giữ mình ở tư thế ngồi hoặc đứng sẽ giúp axít ở yên trong dạ dày của bạn. Bằng cách này, hiện tượng ợ nóng ít xảy ra hơn.
Bên cạnh đó, mẹ hãy tránh những thực phẩm dễ gây ợ nóng. Đó là những món ăn có vị cay, nồng hoặc chua. Cà phê cũng là một trong những tác nhân gây ợ nóng.
Nếu muốn giảm tình trạng chuột rút, mẹ nên tránh uống các loại nước có ga. Chúng có thể làm bạn mất cân bằng về canxi, nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến chuột rút. Thành phần trong nước có ga thường làm giảm khả năng chuyển hóa canxi, vì vậy, bạn nên thay thế chúng bằng những lựa chọn lành mạnh hơn như sữa, nước ép trái cây, rau củ. Đừng quên bổ sung đủ canxi cho bản thân thông qua các sản phẩm từ sữa, các loại rau lá xanh sẫm và uống bổ sung nếu cần thiết.
Bà bầu bị chuột rút phải làm sao?
Bà bầu bị chuột rút có thể cảm nhận những cơ co rút ở ngay vùng bụng hoặc bắp chân, tùy theo từng giai đoạn của thai kỳ. Đâu là nguyên nhân gây chuột rút khi mang thai và cách xử lý tình trạng này?
Hơn lúc nào hết, mang thai là giai đoạn mà tinh thần cần được thư giãn nhiều nhất. Đừng để bản thân bị stress làm phiền. Bạn có thể tìm niềm vui bằng cách đầu tư nhiều hơn cho sở thích của mình như làm bánh, trồng cây hay tham dự một lớp thiền giúp cân bằng tâm trí. Dù gì đi nữa, hãy luôn tin tưởng rằng mọi viêc sẽ suôn sẻ và bạn sẽ nhắm mắt ngủ một giấc ngon lành thay vì bị phá rối bởi những giấc mơ không đầu không đuôi.
Vượt qua chứng khó ngủ trong 3 tháng cuối
Trong giai đoạn này, bạn thường phải đối mặt với những cơn đau lưng trầm trọng hơn, đi tiểu đêm thường xuyên, khó thở và nhiều phiền toái khác như ợ nóng, chuột rút, hội chứng đôi chân không nghỉ… Và vì vậy, bạn cũng cần kết hợp rất nhiều giải pháp để có thể ngủ ngon ở thời điểm này.
Trước hết, cần tìm một tư thế ngủ thích hợp. Theo các chuyên gia, nằm nghiêng bên trái sẽ giúp mẹ giảm bớt sức nặng lên cơ lưng và cột sống, đồng thời tối ưu được lượng oxy mà bé nhận. Hãy kẹp một chiếc gối giữa hai chân để cảm thấy dễ chịu hơn.
Tư thế ngủ chuẩn cho mẹ bầu
Một tư thế ngủ an toàn và thoải mái không chỉ giải cứu mẹ bầu khỏi chứng mất ngủ mà còn đảm bảo sức khỏe cho bé. Cùng với đó, bạn cũng nên chú ý hơn mỗi khi thay đổi tư thế. An toàn là trên hết, mẹ nhé!
Như trong 3 tháng đầu, mẹ nên giảm bớt lượng nước uống vào buổi tối, nhất là trong vòng 2 giờ trước khi đi ngủ. Đây là cách duy nhất thực sự hiệu quả để giảm thiểu số lần đi tiểu vào ban đêm.
Bên cạnh đó, hãy mở cửa sổ hoặc tạo sự thông thoáng cho căn phòng để đảm bảo lấy đủ oxy cho mình và bé. Điều này phần nào làm giảm sự khó thở và giúp bạn ngủ ngon hơn.
Đối với chứng đau mỏi cơ bắp, việc massage nhẹ nhàng và tắm nước ấm (nhớ là ấm chứ không phải nóng nhé) sẽ rất hữu ích. Các chuyên gia cũng có lời khuyên rằng hãy ăn nhiều các loại rau lá xanh và ngũ cốc được bổ sung dinh dưỡng vì chúng chứa nhiều axít folic, thứ rất cần để “đấu tranh” với hội chứng đôi chân không nghỉ.
Như vậy, đối với từng tam cá nguyệt, mẹ sẽ cần điều chỉnh lại nhịp sinh hoạt, chế độ dinh dưỡng theo một vài cách khác nhau để hỗ trợ tốt hơn cho giấc ngủ của mình.
>> Xem thêm thảo luận có liên quan:
Mẹo chữa mất ngủ
Mất ngủ thường xuyên khi mang thai
MarryBaby
Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé
Xin quý đọc giả lưu ý
– Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
– Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.