Mẹ đã biết cách vệ sinh, bảo quản bình sữa cho bé?
1/ Phương pháp vệ sinh bình sữa đúng cách
Sữa là một trong những môi trường thuận lợi để vi khuẩn có thể xâm nhập và phát triển một cách nhanh chóng. Trong một môi trường có nhiệt độ bình thường lại là điều kiện cực kì tốt khiến chúng sinh sôi và phát triển một cách nhanh chóng.
Vì thế, vệ sinh, khử trùng các dụng cụ tiếp xúc trực tiếp đến sữa của trẻ (bao gồm núm vú, bình đựng, nắp đậy và nắp giữ núm vú,…) trước khi pha sữa cho bé và sau khi bé đã bú bình xong là điều quan trọng để tránh được những bệnh do vi khuẩn gây ra cho bé.
Nên vệ sinh các dụng cụ cho trẻ bú bình đúng cách để tránh ảnh hưởng đến sức khoẻ của bé.
Thông thường, việc vệ sinh dụng cụ cho bú gồm 2 bước chính:
Cọ rửa bình và núm ty:
- Trước hết, bình và các dụng cụ cho bú cần được rửa sạch bằng nước lạnh bằng que cọ rửa chai lọ. (không cọ rửa bình với nước nóng vì sẽ làm vi khuẩn sinh sôi mạnh). Mẹ nên chải thật kĩ bên trong bình sữa để loại bỏ những chất cặn bã sót lại với bàn chải cán dài.
- Nên vệ sinh sạch sẽ bình bằng nước lạnh ngay sau khi cho trẻ bú xong, nếu vệ sinh càng sớm thì hiệu quả làm sạch càng cao, để lâu, sữa có thể bám chặt vào thành bình, gây khó rửa. Trường hợp bố mẹ bận mà không rửa bình sữa ngay được thì cần súc bình và đổ đầy nước vào súc rửa núm vú và bao vú. Bởi nếu không sữa sẽ khô và kết dính lại làm cho việc rửa xúc sau đó trở nên khó khăn hơn.
- Với các bao núm vú: Chà và súc thật mạnh
- Khâu quan trọng nhất chính là cọ rửa núm vú, do đây là bộ phận bé ngậm trực tiếp bằng miệng, nên phải vệ sinh một cách hết sức cẩn thận, vì nếu không sạch, bé có thể bị nhiễm bệnh. Hãy lộn trái núm vú và chải với bàn chải nhỏ cán dài, sau đó lắp núm vú vào bình và cho nước sạch phun qua núm nhiều lần để rửa trôi vi khuẩn trong lỗ núm.
- Sau khi vệ sinh sạch sẽ bằng nước lạnh xong mẹ nên tráng qua bình bằng nước ấm.
- Mẹ phơi khô dụng cụ cho bé bú băng cách lật úp chúng lại, tránh những chỗ bụi bặm, nếu có thể thì hãy phơi dưới nắng.
Khử trùng:
Theo hầu hết các chuyên gia nhi khoa, việc khử trùng bình sữa và các dụng cụ liên quan đến việc cho bé bú là cần thiết khi bé dưới 6 tháng tuổi, vì lúc này cơ thể bé còn rất non nớt, sức đề kháng còn rất kém nên bé dễ bị rối loạn tiêu hóa nếu sữa bé uống vào bị nhiễm bẩn; trong khi đó, môi trường ô nhiễm và điều kiện bên trong các dụng cụ cho bú như bình sữa, núm vú, máy hút sữa rất thuận lợi để vi khuẩn sinh sôi.
Tuy nhiên, khi bé đã bắt đầu bước qua tháng tuổi thứ 6 thì chúng ta lại không cần vệ sinh bình sữa một cách khắt khe như vậy nữa vì điều này có thể khiến hệ miễn dịch của bé không được rèn luyện để chống lại bệnh tật. Bên cạnh đó, ở độ tuổi này bé đã bắt đầu giai đoạn khám phá thế giới bằng cách cho tất cả mọi thứ trong tầm tay vào miệng và tất nhiên mẹ không thể khử trùng mọi thứ xung quanh bé được.
Tùy theo hoàn cảnh, hãy chọn phương pháp tiện lợi nhất. Thông thường, có 4 cách khử trùng:
- Khử trùng bằng cách đun sôi
- Sử dụng chất tẩy rửa chuyên dụng
- Máy hấp
- Sử dụng lò vi sóng
4 cách khử trùng bình sữa cho bé
Khử trùng tất cả các dụng cụ là khâu đầu tiên mẹ cần làm khi pha chế sữa công thức. Ngoài cách đun sôi truyền thống, các mẹ hiện đại còn có thể dùng nước rửa bình sữa hoặc máy hấp và lò vi sóng
2/ Mẹo bảo quản bình sữa và các dụng cụ cho bé bú
- Sau khi sử dụng, khoảng 3 tháng thay núm vú và 6 tháng thay bình sữa một lần để đảm bảo an toàn vệ sinh cho bé. Thay bình khi nhận thấy dấu hiệu rạn nứt bên trong bình và núm vú vì các kẽ nứt chính là “nhà” của vi khuẩn và việc vệ sinh cũng rất khó khăn.
- Mẹ cũng nên chọn bình có dung tích phù hợp với mỗi lần bé bú vì sữa có thể bị nhiễm bẩn nếu bạn cho bé bú làm nhiều lần. Khi bé muốn uống sữa nhiều thì bạn có thể chọn loại bình sữa lớn hơn, đáp ứng nhu cầu của bé.
- Hãy lựa chọn các loại bình sữa, núm vú và dụng cụ cho bú có nguồn gốc xuất xứ minh bạch và được chứng minh về độ an toàn của chất liệu sử dụng để tránh nguy cơ ngộ độc hóa chất và tạp chất cho bé.
- Với hầu hết các loại bình sữa, nhà sản xuất sẽ ghi rõ mức độ chịu nhiệt của bình cũng như núm vú; tuân thủ các chỉ dẫn này sẽ giúp bạn đảm bảo chất lượng khi pha sữa, nhiệt độ tiệt trùng, và kéo dài tuổi thọ sử dụng bình.
- Nếu thấy núm có dấu hiệu chảy nhiều giọt liên tiếp trong một giây khi bạn dốc ngược xuống nên thay núm khác để tránh làm trẻ bị sặc. Ngược lại nếu cũng với cách này, núm không chảy, bạn hãy dùng kim sạch đục lỗ hoặc mũi kéo bấm thành hình chữ thập nhỏ trên đầu núm để thoát sữa vì núm đã bị lỗi.
- Dùng cùng lúc nhiều bộ bình sữa để bạn chỉ phải vệ sinh và khử tất cả số bình này 1 lần trong ngày và có thể dùng thay phiên bình sạch trong cả ngày. Cách này nghe có vẻ tốn kém nhưng thực chất lại tiết kiệm thời gian và công sức cho mẹ đấy!
Cách chọn mua và bảo quản bình sữa cho bé
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại bình sữa được bày bán với chủng loại và giá cả khác nhau, vậy đâu là sự lựa chọn an toàn cho sự phát triển của bé?
>> Xem thêm các thảo luận có cùng chủ đề:
- Hướng dẫn các cách tiệt trùng bình sữa
- Mách bạn cách chọn bình sữa cho bé
Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé
Xin quý đọc giả lưu ý
– Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
– Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.