Mẹ ơi có biết tại sao trẻ sơ sinh hay bị nấc?
Sau khi sinh, chỉ cần trẻ có một tiếng nấc nhẹ hay bất chợt ho, theo phản xạ tự nhiên mẹ lập tức lo lắng và liên hệ tới một số căn bệnh liên quan. Đừng quá vội vàng vì nấc hay ho là một hiện tượng phổ biến. Điều mẹ cần làm là tìm hiểu đúng nguyên nhân tại sao trẻ sơ sinh hay bị nấc để tìm ra cách giải quyết nhé!
Bé bị nấc, mẹ ơi đừng lo!
Nấc là một hiện tượng xảy ra khi co thắt cơ hoành là cơ có hình vòm ngăn cách giữa ổ bụng và lồng ngực, nó nằm dưới phổi và có liên quan đến chức năng hô hấp. Khi các cơ này co lại, nó đóng các dây thanh âm vì vậy tạo ra âm thanh. Kèm theo đó, cơ hoành bị co thắt khi cười vì một lượng khí nhiều hơn bình thường đi vào phổi, ấn xuống cơ hoành và kích thích gây nấc. Đó là nguyên nhân dẫn đến tại sao trẻ sơ sinh hay bị nấc.
Nấc là một hiện tượng bình thường ở trẻ sơ sinh, mẹ không cần quá lo lắng
Hiện tượng này xảy ra ở trẻ lớn và người lớn là do khi cười nhiều và mạnh quá làm tăng lượng khí vào phổi cùng một lúc. Còn đối với các trẻ nhỏ, do sự phối hợp của các cơ chưa hoàn thiện nên khi cười cũng có một lượng khí nhiều hơn bình thường xuống phổi và dạ dày ép lên cơ hoành gây nấc. Hiện tượng này sẽ dần được cải thiện khi trẻ lớn lên, vì vậy không cần phải can thiệp gì.
Mẹo xử lý nấc hiệu quả
Với những mẹo vặt dân gian sau đây mẹ có thể áp dụng mõi khi trẻ bị nấc nhé:
1. Mẹo với lỗ tai: Dùng hai ngón tay trỏ rồi bịt vào hai lỗ tai của trẻ khoảng 30 giây rồi bỏ ra. Cần chú ý lúc thực hiện nhẹ nhàng tránh để móng tay của mẹ gây tổn thương cho vùng tai của trẻ.
2. Mẹo với cánh mũi: Dùng ngón cái và ngón trỏ bóp hai cánh mũi của trẻ song song với đó là khép kín miệng trẻ trong khoảng 2-3 giây, rồi bỏ ra 2-3 giây, lặp lại liên tục từ 15-20 lần. Cách này sẽ làm khí thừa trong thực quản của trẻ tiêu tan và cơn nấc biến mất.
3. GãI môi hay mang tai của trẻ khoảng 60 cái: Nếu đang gãi mà trẻ khóc sẽ làm thần kinh thực quản giãn ra và cơn nấc sẽ khỏi nhanh hơn. Việc đơn giản hơn để chửa nấc như mẹ để trẻ ngồi dậy rồi vỗ nhẹ nhàng, động tác dứt khoát và nhịp nhàng vào lưng để trẻ ợ hết hơi thừa ra ngoài.
4. Cho con bú: Ngoài ra, nếu trẻ chưa đủ 6 tháng tuổi mẹ có thể chữa nấc bằng cách cho con bú. Còn với trẻ đã đủ tuổi ăn dặm, mẹ nên thay sữa bằng nước và cho trẻ uống từ từ khoảng 100ml. Khi đưa vị ngọt vào cơ thể nó sẽ “đánh lừa” hệ thần kinh thực quản khiến cơn nấc biến mất.
5. Sử dụng mật ong: Lấy một chiếc khăn sữa nhỏ của trẻ hoặc dụng cụ rơ lưỡi, sau dó quấn vào ngón tay trỏ chấm một chút mật ong và đưa vào miệng trẻ. Phương pháp này chỉ áp dụng với trẻ trên 1 tuổi, vì khi trẻ dưới 01 tuổi hệ tiêu hóa còn yếu. Khi dùng mật ong rất dễ dẫn đến bị ngộ độc do nhiễm khuẩn Clostridium botulinum có sẵn trong phấn hoa.
6. Sử dụng hạt hồi: Trong dân gian truyền lại về tác dụng của hạt cây hồi. Mẹ dùng một bát nước sôi rồi bỏ một ít hạt hồi vào trong đó. Đợi 15 phút cho nguội và mang cho trẻ uống. Cách này cũng chỉ áp dụng được với trẻ lớn nhé!
Cho trẻ nhỏ uống mật ong: Hiểm nguy cận kề!
Không chỉ có tính sát trùng và diệt khuẩn tự nhiên, mật ong còn chứa nhiều loại vitamin và khoáng chất có lợi cho sức khỏe. Chính vì vậy, khi chế biến thức ăn và đồ uống cho bé, nhiều mẹ thêm mật ong vào như một chất phụ gia tăng cường dinh dưỡng cho bé cưng mà không hề biết mình đang gây hại...
Khi nào nấc trở nên nguy hại?
Nấc thường xuyên cũng có thể là dấu hiệu chỉ báo rối loạn hô hấp hay các bệnh trào ngược thực quản hoặc đau bụng. Tuy nhiên, có một số ít trường hợp nấc là do bệnh lý và thường có các dấu hiệu khác kèm theo như hay nôn trớ hoặc sặc. Vì vậy, nếu hiện tượng nấc ở trẻ xảy ra thường xuyên và nhiều hơn hay trong trường hợp trẻ bị nấc liên tục trong 3 giờ thì nên đưa tới bác sĩ khám và tìm nguyên nhân để được can thiệp kịp thời.
Các nguyên nhân dẫn đến tại sao trẻ sơ sinh hay bị nấc, mẹ nên lưu ý để tránh việc nấc vào các bữa bú hay ăn của trẻ. Vì sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của sữa và thức ăn của trẻ, chưa kể việc nấc như vậy làm cho sữa và thức ăn có thể nôn trớ hết ra ngoài làm trẻ khó chịu hay quấy khóc.
Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé
Xin quý đọc giả lưu ý
– Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
– Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.