Mẹo dỗ bé nín khóc

shape

31 Oct

Martin NguyenOct 31, 2019

Mẹo dỗ bé nín khóc

Bọc tã
Với người lớn, bọc tã có thể gây cảm giác vướng víu tay chân. Nhưng với đứa bé đang khóc quấy, bọc tã tạo cảm giác như trong tử cung chật hẹp, quen thuộc và thoải mái mà bé đã nằm suốt gần 9 tháng 10 ngày. Một trong những câu hỏi mà bậc phụ huynh thường hay thắc mắc khi bọc tã cho bé là “kín như thế nào là vừa?”. Và câu trả lời là kín đến mức bé không thể vùng vẫy tay chân một cách tự do thoải mái nữa. Thế là đạt chuẩn rồi các mẹ ạ.

Thay đổi vị trí
Nếu cho bé bị đau bụng nằm ngửa trong nôi nhưng vẫn không có kết quả gì, mẹ nên đổi vị trí của bé. Hãy thử giữ bé nằm úp với tay mẹ đặt bên dưới bụng bé và đầu bé áp lên cẳng tay của mẹ có thể giúp xoa dịu cơn đau cho bé. Áp lực đặt lên bụng bé khi này có thể giúp bé “giải phóng” hơi đầy bụng khiến bé đau.

Tiếng ồn trắng
Mẹ có thể tìm cách “tái tạo” lại môi trường dễ chịu của tử cung bằng tiếng ồn trắng. Những cách dễ làm nhất là: bật quạt máy, cho máy hút bụi vận hành, hoặc bật radio và điều chỉnh đến tín hiệu khi không có sóng sẽ tạo ra âm thanh cường độ thấp, liên tục.

Ngậm núm vú giả
Trẻ sơ sinh có bản năng bú rất mạnh mẽ, vì thế mẹ hãy thử xem núm vú giả có dỗ được bé hay không. Thông tin ngoài lề theo MarryBaby được biết là các nghiên cứu cho thấy núm vú giả có thể giúp ngăn ngừa chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS) đấy các mẹ nhé.

Mát xa cho bé
Mẹ chạm tay vào bé bị đau bụng cũng có thể tạo nên “phép nhiệm màu” đấy. Rất nhiều bé thích được tiếp xúc da với da. Và các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng những bé được mát xa có vẻ ít khóc hơn và ngủ cũng tốt hơn. Mẹ có thể cởi hết đồ của bé ra và sử dụng những cái vuốt ve chậm rãi, vững tay lên khắp chân, tay, lưng, ngực và mặt bé. Điều thú vị là điều này cũng có thể giúp làm dịu tinh thần cho mẹ bé nữa nha.

Mẹo dỗ bé nín khóc

Nhiều bé rất thích được tiếp xúc da trực tiếp như thế này.

Địu bé lên người
Ở các nước châu Á như Việt Nam ta, trẻ sơ sinh thường được mẹ địu trên lưng hoặc trước ngực để rảnh tay làm những việc khác, vừa có thể “ôm ấp” được bé trong lòng, sưởi ấm cho bé, dỗ dành bé. Vì vậy khi bé đau bụng nhè, mẹ có thể thử địu bé lên. Bé được “ấp” bằng hơi ấm tình mẫu tử, nếu may mắn những cử động của mẹ có thể giúp ru bé ngủ say. Chưa kể, khi địu bé lên người, mẹ còn rảnh tay làm nhiều việc khác nữa chứ.

Nghỉ “giải lao”
Chăm sóc bé khóc đêm này đến đêm khác chắc chắn không phải là điều dễ chịu gì, nhất là với những phụ huynh lần đầu làm cha làm mẹ. Chính vì thế, việc bạn cảm thấy mệt nhoài, căng thẳng và không thể đảm bảo công việc ở cơ quan là hết sức bình thường. Nếu không “tuyệt chiêu” nào có tác dụng, đừng ngại nghỉ “lấy sức” một chút. Hãy giao bé cho chồng bạn hoặc một thành viên của gia đình. Nếu không có lựa chọn nào khác, hãy nhớ rằng việc mẹ để bé khóc trong nôi một chút cũng chẳng có vấn đề gì trong khi bạn cần tranh thủ lấy lại tinh thần cho bản thân trước đã.

Đưa bé đi bác sĩ
Nếu bạn lo lắng về việc bé khóc, hãy đưa bé đi khám bác sĩ. Bác sĩ có thể đưa ra những hướng dẫn và loại trừ các vấn đề bệnh tật của bé. Nhưng đôi khi là chẳng có lý do đặc biệt nào, thật lạ phải không bạn? Chẳng sao cả, vì một số bé có xu hướng khóc nhiều hơn các bé khác. Vì thế, nếu lần tới bé khóc và bạn lo lắng đến phát điên khi không tìm ra nguyên do, hãy nhớ 2 điều này: 1 là bé khóc không phải do lỗi của bạn và 2 là chuyện này sẽ không kéo dài mãi đâu bà mẹ tội nghiệp à.

Linh Lan

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

FAQs

Martin Nguyen

  • Martin Nguyen Image

    Xin quý đọc giả lưu ý

    – Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
    – Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *